TIN HỌC ỨNG DỤNG 2 - K11
Bạn hãy đăng ký làm thành viên để có thể xem các thông tin trong lớp và viết bài trong diễn đàn.

Không những thế, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của diễn đàn nhiều hơn.
TIN HỌC ỨNG DỤNG 2 - K11
Bạn hãy đăng ký làm thành viên để có thể xem các thông tin trong lớp và viết bài trong diễn đàn.

Không những thế, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của diễn đàn nhiều hơn.
Change background image
TIN HỌC ỨNG DỤNG 2 - K11

Khoa CNTT - ĐH Công nghiệp Hà Nội


Go to page : Previous  1, 2, 3 ... 5, 6, 7 ... 10, 11, 12  Next

Go downMessage [Page 6 of 12]

© FMvi.vn

9/10/2011, 12:42
Hoàng Hà
Hoàng Hà

NewBie

First topic message reminder :

Mong chỉ giáo thêm !!!

Bài tập nhóm 6 - Page 6 390957
http://www.mediafire.com/?q1m9pz2tgyv983f

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Hoàng Hà
Trả lời nhanh

11/10/2011, 12:22
ThaiSon
ThaiSon

Member

Tại sao sử dụng thủ tục dự án lại làm tăng năng suất công việc, tập trung suy nghĩ hành động của thành viên .cho vd ?

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà ThaiSon
Trả lời nhanh
11/10/2011, 12:22
ThaiSon
ThaiSon

Member

Câu3 : Dữ liệu phải được thường xuyên cập nhật nhưng mà lại đòi hỏi người cập nhật càng ít càng tốt. Vậy thì lúc mà lượng dữ liệu cần được cập nhật là rất lớn và yêu cầu phải hoàn thành trong thời gian ngắn thì phải giải quyết như thế nào khi không đủ người cập nhật?

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà ThaiSon
Trả lời nhanh
11/10/2011, 12:22
nhuhoa
nhuhoa

Member

BuiLien wrote:Các bạn có thể cho mình một số ví dụ về mục tiêu về thu thập và đánh giá hiện trạng của dự án được không?

Thank you!
Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi cho nhóm mình.
Theo ý của tớ thì:

Thu thập đánh giá hiện trạng là bước đầu tiên của quy trình quản lý kiểm soát dự án. Mục tiêu và mục đích của thu thập hiện trạng là như nhau nhằm
- Thu thập thông tin dữ liệu để so sánh với kế hoạch dự kiến xem có sự khác biệt gì không ?
- Phân tích xem hiện trạng đó là tốt hay xấu?
- Từ đó tìm nguyên nhân
- Lập báo cáo và tiến hành các bước kiểm soát tiếp theo (biện pháp khắc phục hiện trạng)
Chúng ta lấy ví dụ về dự án đường 32 nhé.
+ Thu thập hiện trạng
- Chi phí cho dự án tăng lên so với kế hoạch
- Quá thời gian dự định mà vẫn chưa hoàn thành
- Việc giải tỏa mặt bằng diễn ra chậm ….
+ Những hiện trạng thu thập được ở trên là khác biệt so với kế hoạch của dự án đề ra. Hiện trạng ảnh hưởng xấu tới tiến độ cũng như chất lượng của dự án
+ Nguyên nhân là chính do thiếu kinh phí cho dự án
+ Tiến hành lập báo cáo và kiểm soát dự án: tổ chức họp, quản lý cấu hình, kiểm soát thay đổi, quản lý chất lượng, quản lý rủi ro, lập lại kế hoạch

---Mong các bạn cho ý kiến---
thanks

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà nhuhoa
Trả lời nhanh
11/10/2011, 12:28
nhuhoa
nhuhoa

Member

ThaiSon wrote:Mình xin hỏi Hồ sơ quản trị hành chính có phải liên quan đến tài chính của dự án còn Hồ sơ kiểm soát dự án là toàn bộ tiến trình thực hiện dự án hay không ?
ThaiSon wrote:Tại sao sử dụng thủ tục dự án lại làm tăng năng suất công việc, tập trung suy nghĩ hành động của thành viên .cho vd ?
Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi cho nhóm mình.
Nhưng câu hỏi này thuộc phạm vi của chương IV nhóm 5 làm bạn nhé!
Thanks!

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà nhuhoa
Trả lời nhanh
11/10/2011, 12:31
XuanHanh
XuanHanh

Member

ThaiSon wrote:Tại sao sử dụng thủ tục dự án lại làm tăng năng suất công việc, tập trung suy nghĩ hành động của thành viên .cho vd ?
Vì thủ tục dự án là những nội quy/ quy định (hầu hết của PM đặt ra) và bắt buộc các thành viên trong dự án phải tuân theo. Do đó, các thành viên luôn làm việc trong một khuôn khổ, tập trung vào công việc do đó tăng năng xuất công việc.
VD: Trong trường học, việc nhà trường quy định giờ vào lớp nhằm giúp tất cả thành viên trong lớp đc tiếp thu lượng kiến được như nhau và không bị gián đoạn công việc khi đang giảng mà sinh viên cứ ùa vào lớp (gây mất trậ tự) để tăng chất lượng của buổi học.

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà XuanHanh
Trả lời nhanh
11/10/2011, 12:43
nhuhoa
nhuhoa

Member

ThanhTrieu wrote:các bạn có thể lấy 1 ví dụ cụ thể về việc kiểm soát thay đổi của dự án giúp mình nhé!!! thanks a lot!!
Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi cho nhóm mình.
Kiểm soát thay đổi tức là kiểm soát đầy đủ tất cả các thay đổi ảnh hưởng đến việc phát triển một sản phẩm
Mình có một ví dụ nhỏ như sau:
Ví dụ: Dự án xây nhà
Thay đổi: quên chưa đi đường dây điện thoại ngầm trong tường, cần phải lắp thêm hệ thống dây điện (do PM hoặc tổ dự án đề nghị)
Phân tích ảnh hưởng thay đổi: theo 2 hướng giải quyết
1, Thương lượng với chủ nhà lắp đặt hệ thống ngoài (nếu có thể) trường hợp này khó xảy ra vì sẽ mất đi tính thẩm mỹ và liên quan tới diện tích sử dụng cũng như bố trí nội thất của căn nhà
2, Tiến hành sửa chữa và lắp đặt hệ thống dây điện thoại ngầm
- Ảnh hưởng tới thời gian tiến hành dự án
- Ảnh hưởng tới kinh phí: phải thêm kinh phí để lắp đặt đường dây điện thoại và sửa chữa tường
- Ảnh hưởng tới con người: thêm nhân công sửa chữa, lắp đặt
- Ngoài ra còn ảnh hưởng tới chất lượng dự án
Sau đó thống nhất hướng giải quyết thay đổi và lập kế hoạch, lịch biểu và tiến hành thực hiện
- Trường hợp mà giải quyết theo hướng 1 thì PM cần thực hiện:
+ Mua dây điện thoại
+ Lắp đặt (ngoài tường) cho phù hợp với căn nhà mà không ảnh hưởng gì tới kiến trúc của căn nhà
- Trường hợp mà giải quyết theo hướng 2 thì PM cần thực hiện:
+ Mua dây điện thoại
+ Tiến hành đồng thời lắp đặt hệ thống dây điện ngầm và sửa chữa kiến trúc căn nhà


----Mong mọi người cho ý kiến----
thanks!

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà nhuhoa
Trả lời nhanh
11/10/2011, 13:51
nhuhoa
nhuhoa

Member

ThanhTrieu wrote:nhóm 6 mình hỏi chút nhé!!! : trong dự án thì những thời điểm nào tổ chức cuộc họp sẽ mang lại hiểu quả cao nhất? cho mình ví dụ? và thời điểm nào nên tránh tổ chức họp cho dự án? cho mình ví dụ ?!! Cơ cấu của một cuộc họp gồm những bộ phận hay thành phần như thế nào?? Bộ phận nào hay Thành Phần nào quan trọng nhất quyết định tới yếu tố thành công hay thất bại của cuộc họp!!!
Cám ơn câu hỏi của bạn.
Mình xin được trả lời như sau:
+ Thời điểm tổ chức cuộc họp mang lại hiệu quả cao nhất là:
- Khi đã Chuẩn bị kỹ lưỡng về lịch, chương trình, mục đích (Các nội dung, vấn đề cần thông qua)
- Khi chuẩn bị kỹ về thời gian, tài liệu
- Khi chuẩn bị kỹ về cơ sở vật chất: loa, máy chiếu, máy tính…
- Khi chuẩn bị về cá nhân: tinh thần, thái độ làm việc…
- Khi đủ các thành phần
Ví dụ như buổi thuyết trình trước lớp của các bạn môn QLDAPM chẳng hạn.
+ Thời điểm nên tránh tổ chức họp là:
- Khi không đầy đủ thành viên
- Khi mà sự việc không quan trọng tới mức tổ chức họp
- Khi chưa chuẩn bị về chương trình, mục đích, tài liệu cho cuộc họp
Ví dụ như buổi thuyết trình trước lớp của môn QLDAPM mà thầy giáo vắng mặt (do có lý do đột xuất), thì buổi thuyết trình sẽ bị hoãn lại.
+ Cơ cấu cuộc họp gồm các thành phần :
- Ban chỉ đạo
- Người quản lý dự án
- Trưởng nhóm
- Các thành viên nhóm
+ Tất cả các thành phần đều quan trọng nhất quyết định tới yếu tố thành công hay thất bại của cuộc họp
+ Bởi vì, để kiểm soát được dự án thì không thể bỏ qua chi tiết nhỏ, và phải được thống nhất của mọi người. Theo khuôn khổ kiểm soát dự án thì: Nhóm là mức quản lý thấp nhất lập báo cáo thành viên nhóm gồm các danh mục nhiệm vụ gửi lên trưởng nhóm; Trưởng nhóm lập báo cáo trưởng nhóm về công việc chi tiết gửi lên người quản lý dự án; Người quản lý dự án lập báo cáo về KH CV chi tiết, kế hoạch quản lý gửi lên ban chỉ đạo dự án; Ban chỉ đạo là mức quản lý cao nhất lập báo cáo ban chỉ đạo về kế hoạch quản lý để thực hiện. Chúng ta không thể bỏ qua một thành phần nào trong cuộc họp được.
---Mong các bạn cho ý kiến---
Thanks!

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà nhuhoa
Trả lời nhanh
11/10/2011, 13:57
Tr Mai
Tr Mai

Member

cho mình hỏi
Khi nào phải lập lại kế hoạch?
Có phải thay đổi hoàn toàn kế hoạch dự án không?tại sao?
thay đổi kế hoạch dự án có ảnh hưởng như thế nào đến dự án?

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Tr Mai
Trả lời nhanh
11/10/2011, 14:02
nhuhoa
nhuhoa

Member

BuiDucPhong wrote:
lee.min.hanh wrote:
BuiDucPhong wrote:Việc kiểm soát dự án đường 32 có thành công không? Tại sao ?
mình xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: Kể từ khi thi công dự án đường 32, dự án này đã gặp khá nhiều khó khăn khiến thời gian thực hiến dự án kéo dài gấp 3 lần thời gian dự kiến, chi phí cũng gấp nhiều lần so với dự kiến ban đầu... đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành như vậy có thể khẳng định dự án này không thành công hay chính xác hơn là thất bại nhưng không thể dừng lại đc. Nguyên nhân là dự án đã vượt quá sự cho phép về nguồn vốn, thời gian dự kiến thực hiện dự án ban đầu khiến nảy sinh ra nhiều vấn đề tiêu cực trong thi công.


ngoccuong123 wrote:
BuiDucPhong wrote:Việc kiểm soát dự án đường 32 có thành công không? Tại sao ?
mình xin trả lời như sau:
- cho đến thời điểm này thì việc kiểm soát dự án đường 32 thành công.nhưng tại những thời điểm nó không thành công như khi để dự án chết quá lâu
=> nhưng theo tớ thì dự án thành công vì đã có sản phẩm bàn giao

Câu trả lời nào là đúng hơn đây Bài tập nhóm 6 - Page 6 633824
Về câu hỏi này của bạn thì tớ xin có ý kiến như sau:
Cho tới thời điểm một dự án chưa hoàn thành thì việc đánh giá quản lý kiểm soát dự án chỉ mang tính tương đối. Vì quá trình kiểm soát diễn ra liên tục theo chu trình trong thời gian tiến hành dự án.
Dự án không thành công lý do bạn Hạnh đã nêu ở trên (về mặt thời gian, kinh phí, chất lượng...). Còn cho tới thời điểm này theo ý kiến của tớ thì việc kiểm soát dự án là thành công. Bởi vì, trong quá trình thực hiện dự án đã gặp phải rất nhiều rủi ro (các bạn đã đề cập ở các câu hỏi trước) nhưng dự án vẫn được tiếp tục triển khai mặc dù chi phí, thời gian.. tăng lên so với kế hoạch và tới nay vẫn kiểm soát và thực thi dự án
---Mong các bạn cho ý kiến---
Thanks!

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà nhuhoa
Trả lời nhanh
11/10/2011, 14:29
nhuhoa
nhuhoa

Member

Tr Mai wrote:cho mình hỏi
Khi nào phải lập lại kế hoạch?
Có phải thay đổi hoàn toàn kế hoạch dự án không?tại sao?
thay đổi kế hoạch dự án có ảnh hưởng như thế nào đến dự án?
Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi cho nhóm mình
Mình xin được trả lời như sau:
+ Chúng ta lập lại kế hoạch
- Khi quá trình quản lý và kiểm soát việc thực hiện dự án không tốt.
- khi nào các hoạt động đi lạc/sai với kế hoạch. Nếu bạn thấy rằng dự án của mình đang đi lạc với kế hoạch (khâu lập kế hoạch dự án chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết của khách hàng và xa rời khi áp dụng dự án phần mềm vào thực tế…) thì hãy tiến hành các hoạt động cần thiết để thu lại sự kiểm soát nếu bạn thấy kế hoạch của mình không còn liên quan nữa thì hãy lập kế hoạch lại.
- Khi dự án gặp phải những rủi ro, thay đổi không thể khắc phục được
+ Khi lập lại kế hoạch là xây dựng lại toàn kế hoạch dự án. Chúng ta phải xem lại hoàn toàn kế hoạch, các công đoạn trong dự án: Phần nào hợp lý thì có thể dự lại, phần nào chưa hợp lý để khắc phục và cải tiến cho phù hợp.
Quá trình lập lại dự án này cũng giống như lập kế hoạch theo mô hình xoáy ốc.
+ Thay đổi kế hoạch dự án có ảnh hưởng lớn tới dự án:
- Mất thời gian, công sức
- Phải chi phí về ngân sách
- Ngoài ra thì còn tạo áp lực cho dự án
---Mong các bạn cho ý kiến----
Thanks!

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà nhuhoa
Trả lời nhanh
11/10/2011, 15:58
TheHung
TheHung

Member

Câu hỏi đầu tiên:
Trong phần thu thập đánh giá hiện trạng có nói đến nhiệm vụ của PM. vậy nhiệm vụ của PM trong phần này cụ thể là những gì?

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà TheHung
Trả lời nhanh
11/10/2011, 16:12
TheHung
TheHung

Member

Lập kế hoạch chất lượng dùng để làm gì??? nó có tác động như thế nào đến tiến độ thực hiện dự án.??

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà TheHung
Trả lời nhanh
11/10/2011, 16:14
nhuhoa
nhuhoa

Member

TheHung wrote:Câu hỏi đầu tiên:
Trong phần thu thập đánh giá hiện trạng có nói đến nhiệm vụ của PM. vậy nhiệm vụ của PM trong phần này cụ thể là những gì?
Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi cho nhóm minh.
Tớ xin trả lời như sau:
Nhiệm vụ của PM (người quản lý dự án) là sau khi thu thập hiện trạng dự án thì PM là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng gồm có:
- Tìm ra nguyên nhân của hiện trạng dự án khác biệt so với kế hoạch
- Đánh giá sự khác biệt đó là tốt hay xấu?
- Xem xét, kiểm tra xem có cần thiết phải triển khai hiệu chỉnh dự án không?
- Tìm biện pháp hiệu chỉnh những hiện trạng đó (nếu có)
---Mong các bạn cho ý kiến---
Thanks!

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà nhuhoa
Trả lời nhanh
11/10/2011, 16:31
TrangTrang
TrangTrang

Member

Theo các bạn thì trong các bước thu thập và đánh giá hiện trạng dự án, thì bước nào là quan trọng nhất?.Vì sao?

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà TrangTrang
Trả lời nhanh
11/10/2011, 16:38
TrangTrang
TrangTrang

Member

Xác định rủi ro là một bước rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới dự án? các bạn có thể nói rõ về cách xác định rủi ro và áp dụng theo qui trình có sẵn hay là do đội quản lí dự án thực hiện theo kinh nghiệm của họ?

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà TrangTrang
Trả lời nhanh
11/10/2011, 16:39
TrangTrang
TrangTrang

Member

rủi ro là tai họa sự cố đã lường trước vậy những tai hoạ sảy ra đột xuất ngẫu nhiên thì gọi là gì? cho vd

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà TrangTrang
Trả lời nhanh
11/10/2011, 16:52
nhuhoa
nhuhoa

Member

TheHung wrote:Lập kế hoạch chất lượng dùng để làm gì??? nó có tác động như thế nào đến tiến độ thực hiện dự án.??
Cám ơn câu hỏi của bạn. Một câu hỏi khá hay.
Mình xin có ý kiến như sau:
Trong bất kể một dự án nói chung nào thì vấn đề quản lý chất lượng là rất quan trọng, nó giúp nhà quản lý cân bằng giữa phương pháp, thực hiện và mục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu.
- Lập kế hoạch chất lượng để
+ Phân phối thời gian kế hoạch làm việc, người đảm nhận công việc
+ Kiểm tra xem các tiêu chuẩn chất lượng nào có liên quan tới dự án
+ Ngoài ra thì còn giúp giám sát việc thực thi dự án, kiểm soát chất lượng
- Tác động: tùy thuộc vào kế hoạch chất lượng đã lập đã tốt hay chưa.
Lập kế hoạch chất lượng tốt giúp ta có cơ sở để làm các bước tiếp theo của quá trình quản lý chất lượng. Điều này đồng nghĩa với việc giúp kiểm soát chất lượng của dự án được tốt, đảm bảo cho dự án thực hiện theo đúng mục tiêu, mục đích đề ra.
---Mong mọi người cho ý kiến---
Thanks!

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà nhuhoa
Trả lời nhanh
11/10/2011, 17:00
nhuhoa
nhuhoa

Member

TrangTrang wrote:Theo các bạn thì trong các bước thu thập và đánh giá hiện trạng dự án, thì bước nào là quan trọng nhất?.Vì sao?
Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi cho nhóm mình.
Theo ý kiến của t thì thu thập dữ liệu hiện trạng là quan trọng nhất
Bởi vì
- Đây là bước tiền đề của việc thu thập hiện trạng
- Tạo cơ sở, dữ liệu để thực hiện các bước tiếp theo (đánh giá dữ liệu, làm tài liệu tổng hợp)
- Thu thập dữ liệu có đầy đủ thì thu thập và đánh giá hiện trạng mới khách quan và chính xác.
---Mong các bạn cho ý kiến---
Thanks!

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà nhuhoa
Trả lời nhanh
11/10/2011, 19:49
nhuhoa
nhuhoa

Member

TrangTrang wrote:Xác định rủi ro là một bước rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới dự án? các bạn có thể nói rõ về cách xác định rủi ro và áp dụng theo qui trình có sẵn hay là do đội quản lí dự án thực hiện theo kinh nghiệm của họ?
Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi cho nhóm mình.
Theo ý kiến của mình thì:
Rủi ro là yếu tố luôn tồn tại trong tất cả các hoạt động và trong quản lý dự án. Rủi ro là chỉ một hay nhiều sự việc chưa xảy ra nhưng có khả năng xảy ra trong tương lai có tác động đến dự án, và khi sự việc đó xảy ra thường sẽ gây ảnh hưởng xấu, thậm chí là "tai nạn" cho dự án, cản trở dự án đạt được mục tiêu của mình
Cách xác định rủi ro
- Phân tích, cập nhật về mục tiêu, mục đích của dự án
- Thu thập và đánh giá hiện trạng
- Xem xét, theo dõi, chú ý, đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động của dự án
- Tìm hiểu kỹ lưỡng về các yếu tố xung quanh dự án: con người, môi trường, thị trường, thời tiết…
Từ đó tìm ra dấu hiệu hoặc dựa và kinh nghiệm đánh giá để phát hiện rủi ro, chứ không theo một quy trình nào cả.
---Mong các bạn cho ý kiến---
Thanks!

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà nhuhoa
Trả lời nhanh
11/10/2011, 20:04
nhuhoa
nhuhoa

Member

TrangTrang wrote:rủi ro là tai họa sự cố đã lường trước vậy những tai hoạ sảy ra đột xuất ngẫu nhiên thì gọi là gì? cho vd
Cám ơn bạn vì câu hỏi. Câu hỏi khá ấn tượng!
Theo ý kiến của tớ thì
+ Khái niệm rủi ro: Là chỉ một sự kiện có thể đe dọa và cản trở dự án thực hiện những mong muốn đã được xác định trước trong tài liệu dự án; Là chỉ một hay nhiều sự việc chưa xảy ra nhưng có khả năng xảy ra trong tương lai có tác động đến dự án, và khi sự việc đó xảy ra thường sẽ gây ảnh hưởng xấu, thậm chí là "tai nạn" cho dự án, cản trở dự án đạt được mục tiêu của mình
+ Còn những tai họa đột ngột mà bạn đã nêu ra đó thì không phải là rủi ro vì mình không dự đoán được đó có thể là hiện trạng gây ra thay đổi cho dự án.
---Mong các bạn cho ý kiến---
Thanks!

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà nhuhoa
Trả lời nhanh
11/10/2011, 20:39
ChangKi
ChangKi

Thư ký lớp

cho t hỏi? Mục đích của việc kiểm soát chất lượng dự án và làm thế nào để kiểm soát được chất lượng dự án

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà ChangKi
Trả lời nhanh
11/10/2011, 21:24
HueTin2
HueTin2

Member

Chang wrote:cho t hỏi? Mục đích của việc kiểm soát chất lượng dự án và làm thế nào để kiểm soát được chất lượng dự án
Mình xin trả lời câu hỏi của Chang như sau:
+ Mục địch của việc kiểm soát chất lượng dự án là: quá trình đánh giá các kết quả chất lượng cụ thể dựa trên những tiêu chuẩn chất lượng và xác định cách nâng cao chất lượng, loại bỏ những nguyên nhân làm chất lượng không đảm bảo
+ Kiểm soát chất lượng: Kiểm soát chất lượng bao gồm những hoạt động rà xét như rà xét việc quản lý nhóm, ban điều hành; theo dõi và kiểm tra các hoạt động, kết quả công việc của dự án để đưa ra những thẩm định đánh giá các nhiệm vụ thực hiện.
Phương pháp kiểm soát chất lượng phải được lập thành văn bản chi tiết trong kế hoạch chất lượng bao gồm cả những đánh giá thẩm định các nhiệm vụ và nguồn lực.

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà HueTin2
Trả lời nhanh
11/10/2011, 21:52
BuiLien
BuiLien

Member

Cho mình hỏi: chức năng chính của việc quản lý cấu hình và quan hệ hữu cơ của nó là gì?

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà BuiLien
Trả lời nhanh
11/10/2011, 22:09
TrangTrang
TrangTrang

Member

Trong Slide bạn có viết là: Thu Thập Hiện Trạng Là dùng "mọi phương
pháp" để xác định xem các công việc nói riêng và toàn bộ dự án nói chung
hiện nay đang tiến triển thế nào.
Mình không rõ "mọi phương pháp" ở đây là những biện pháp nào? Bạn có thể chỉ ra 1 vài phương pháp cụ thể được không?

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà TrangTrang
Trả lời nhanh
11/10/2011, 22:16
TrangTrang
TrangTrang

Member

nhuhoa wrote:
TrangTrang wrote:rủi ro là tai họa sự cố đã lường trước vậy những tai hoạ sảy ra đột xuất ngẫu nhiên thì gọi là gì? cho vd
Cám ơn bạn vì câu hỏi. Câu hỏi khá ấn tượng!
Theo ý kiến của tớ thì
+ Khái niệm rủi ro: Là chỉ một sự kiện có thể đe dọa và cản trở dự án thực hiện những mong muốn đã được xác định trước trong tài liệu dự án; Là chỉ một hay nhiều sự việc chưa xảy ra nhưng có khả năng xảy ra trong tương lai có tác động đến dự án, và khi sự việc đó xảy ra thường sẽ gây ảnh hưởng xấu, thậm chí là "tai nạn" cho dự án, cản trở dự án đạt được mục tiêu của mình
+ Còn những tai họa đột ngột mà bạn đã nêu ra đó thì không phải là rủi ro vì mình không dự đoán được đó có thể là hiện trạng gây ra thay đổi cho dự án.
---Mong các bạn cho ý kiến---
Thanks!
bạn có thể cho ví dụ cụ thể k0? Bài tập nhóm 6 - Page 6 471452

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà TrangTrang
Trả lời nhanh

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Sponsored content
Trả lời nhanh

Back to topMessage [Page 6 of 12]

  © FMvi.vn

Go to page : Previous  1, 2, 3 ... 5, 6, 7 ... 10, 11, 12  Next

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    You cannot reply to topics in this forum