5/9/2012, 11:36
Microsoft ra mắt Windows 8 - HĐH này đã gây một “cơn sốt” trong cộng đồng, đặc biệt là thời gian khởi động Windows được rút ngắn đáng kể. Cụ thể, khi coi một số clip quảng cáo, nhiều bạn chú ý đến thời gian khởi động. Khi vừa mở màn hình laptop lên, bấm nút Power, sau 5-10s là máy đã khởi động xong. Thế là các bạn rất thắc mắc vì sao khởi động nhanh thế, thế là họ đã cài thử và kết quả không như quảng cáo (!). Với những laptop/ pc có sử dụng SSD thì không có gì để nói nhưng đối với máy sử dụng HDD thì sao? Và chắc hẳn bạn đã nghe qua từ “UEFI” nhưng bạn chưa biết cách để khai thác những ưu điểm mà UEFI mang lại. Bài viết này sẽ giúp các bạn điều đó.
I) Trước hết ta cần điểm qua một số cách để khởi động Windows nhanh hơn
* Tùy chỉnh trong Windows: một số phương pháp được áp dụng nhiều như sửa lỗi Windows, dọn rác HĐH, hạn chế chương trình khởi động cùng Windows, tùy chỉnh Registry,… đã quá quen thuộc với chúng ta rồi.
* Sử dụng ổ cứng SSD: nhắc đến SSD thì chắc hẳn ai cũng biết, tốc độ truy xuất dữ liệu rất cao, cho nên tốc độ khởi động của Windows chắc chắn phải nhanh hơn so với HDD. Đây là giải pháp hiệu quả nhất trong trường hợp mainboard/ laptop không hỗ trợ UEFI Boot. “Rào cản” lớn nhất đối với người dùng là: tốc độ cao đồng nghĩa với việc giá cũng phải … cao.
* Tận dụng công nghệ UEFI Boot: đây là nội dung chính của bài viết, tuy nhiên UEFI chỉ giúp Windows 8 khởi động nhanh hơn, còn Windows 7 thì vẫn bình thường. Và tính đến thời điểm hiện tại, các mainboard đời mới có hỗ trợ. Nếu kết hợp với SSD thì thời gian khởi động rất kinh ngạc.
II) Cách cài đặt Windows 8 thông qua UEFI Boot
1) Trước tiên bạn cần biết một số ưu điểm về UEFI và GPT
a) UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) - Giao diện firmware mở rộng hợp nhất – đang dần dần thay thế BIOS. UEFI là một HĐH tối giản nằm trên phần cứng, được lưu trữ ở thư mục EFI trong bộ nhớ non-volatile (bộ nhớ đảm bảo cho dữ liệu không bị hỏng mỗi khi mất điện). Do đó, UEFI có thể chứa trong bộ nhớ flash NAND trên mainboard hoặc cũng có thể chứa trên đĩa cứng (trong quá trình cài, bạn sẽ thấy Windows tự động tạo ra phân vùng EFI). Ưu điểm của UEFI là nó giúp các hệ thống khởi động nhanh hơn và có khả năng quản lý các thiết bị có dung lượng lớn hơn, chẳng hạn như UEFI có thể khởi động đĩa cứng dung lượng lớn hơn 2,2TB (trong khi BIOS không làm được). UEFI sử dụng bảng phân vùng GUID Partition Table (GPT) .
- UEFI BIOS: vì là một HĐH được tối giản nên UEFI có giao diện đẹp mắt và nhiều màu sắc so với BIOS truyền thống, tích hợp thêm nhiều tiện ích khác nhau cho phép sử dụng chuột để điều khiển.
- UEFI Boot: UEFI còn cung cấp tính năng khởi động an toàn (Secure Boot) của UEFI, hạn chế được virus một phần khi khởi động vào Windows 8. Nhưng UEFI là một HĐH, cũng như là một phần mềm nên khả năng bị virus tấn công là có thể.
b) Kiến trúc GPT: (GUID Partition Table) là một phần nằm trong đặc tả EFI do Intel đưa ra, mô hình EFI giúp cho hệ điều hành có thể giao tiếp với firmware hệ thống. GPT có thể xem là một miêu tả về cách sắp xếp các phân vùng trên một ổ đĩa.
Phần lớn các ổ cứng hiện nay đều sử dụng ổ cứng theo kiến trúc MBR. Tuy nhiên với những người cần chia nhiều phân vùng, có thể thấy MRB giới hạn ở mức 3 phân vùng Primary và 1 phân vùng Extended (được chia làm nhiều phân vùng Logical). Còn với GPT, bạn không còn phải lo lắng vì con số giới hạn phân vùng Primary lên tới … 128 lận. Khi sử dụng kiến trúc GPT, sẽ có một số phân vùng dành riêng cho các Dynamic Disk và hỗ trợ EFI-boot (bạn sẽ thấy điều này trong quá trình cài đặt Windows trên hệ thống UEFI), thông thường là 3 – 4 phân vùng. Cho nên, số phân vùng còn lại là … 124, quá dư dã. Ngoài ra, GPT đem đến khả năng khởi động phân vùng lên tới … 9,4ZB (!). Như vậy, vấn đề quản lí dung lượng lớn không cần quan tâm.
2) Công việc trước hết là bạn phải chuẩn bị “đồ nghề”:
Một đĩa cài đặt Windows 8 64bit (32bit không hỗ trợ)
Một USB có dung lượng tối thiểu 4GB (định dạng FAT32)
Sao lưu hết toàn bộ dữ liệu quan trọng trên ổ cứng (lí do vì sao làm vậy, bài viết sẽ đề cập sau)
Mainboard/ laptop phải hỗ trợ UEFI Boot
3) Và đây là phần các bạn đang chờ đợi: làm như thế nào?
Người viết thực hiện trên laptop ASUS K43SJ-VX464 (các laptop khác và mainboard cũng tương tự). Cách cài đặt cần phải có kĩ thuật một chút.
Đầu tiên bạn vào BIOS Setup, sau đó vào mục BOOT, bạn sẽ thấy dòng “UEFI Boot”, hãy enable tính năng này lên, sau đó Save lại mọi thiết lập trong BIOS và restart máy. (không đơn thuần là bật cái này lên đâu, vì bạn cần phải biết cách khởi động nữa, nếu không máy tính vẫn khởi động và cài bình thường (không qua UEFI). (P/S: mình bị nhầm cái này, hèn chi vẫn ko hiểu sao kích hoạt UEFI rồi mà laptop vẫn khởi động ... bình thường. Sau 1 thời gian tò mò thì mới biết, phải cài có kĩ thuật).
Khi khởi động lại máy, Menu Boot Devices sẽ hiện ra và bạn chọn dòng có chữ UEFI: [thiết bị khởi động (có chứa Win)]. Hoặc là bạn có thể chọn thiết bị Boot trực tiếp ngay trong BIOS Setup cũng được. Ví dụ như trong hình, người viết đã chuyển bộ cài đặt lên USB, và người viết sẽ chọn dòng dưới “UEFI: Scandisk U3 Cruzer Micro 2.16” chứ không phải dòng trên.
Qúa trình load file, chuẩn bị cài tượng đều như bình thường.
Đến bước chọn phân vùng cài đặt, bạn thực sự phải chắc chắc một điều: toàn bộ dữ liệu quan trọng đã được sao lưu. Vì HĐH sẽ chuyển ổ cứng từ MBR sang kiến trúc GPT, do đó toàn bộ ổ cứng sẽ được format hết. HĐH sẽ phân chia, tạo thêm 3 phân vùng mới: System, MSR (Reserved) và EFI System (lí do đã được đề cập ở phần Sơ lược về UEFI và GPT). Bạn chọn phân vùng Primary để tiến hành cài đặt Windows (và bấm chọn Yes nếu có một bảng thông báo yêu cầu chuyển sang GPT). (P/S: mình phải "hi sinh" 150GB dữ liệu đang có trong máy >.
Và mọi chuyện cài đặt tiếp tục tiến hành như bình thường. Hệ thống sẽ tự động khởi động Windows bằng UEFI (và dĩ nhiên bạn không được tắt UEFI Boot trong BIOS Setup).
4) Và một bước không kém phần quan trọng: kiểm tra “thành tích”
Khi quá trình cài đặt hoàn tất, màn hình desktop “yêu dấu” như ngày nào sẽ hiện ra. Khoan hãy cài driver, các phần mềm, bạn tiến hành Shut down (không Restart) và để ý thời gian tắt máy, bạn sẽ thực sự bất ngờ. Sau đó bật lại, bấm giờ (hoặc canh giờ), bạn sẽ thật sự “choáng”: thời gian khởi động Windows 8 rất nhanh (với máy của người viết thì khởi động mất 10s). Vậy là bạn đã thành công rồi đó. (P/S: do đây là 1 bản Win "sạch", chưa cài gì hết nên tốc độ khởi động rất nhanh
Bạn tiến hành cài đặt driver, các software cần thiết rồi sau đó Shut down máy và bật lại. Thời gian khởi động tuy lâu hơn một chút nhưng vẫn tuyệt (ASUS K43SJ khởi động khoảng 20s). Qủa là một thời gian lí tưởng mặc dù sử dụng HDD.
Như vậy, việc cài đặt trên hệ thống sử dụng UEFI có khác một chút (chủ yếu là bước chọn thiết bị khởi động và chọn phân vùng cài đặt) so với cài đặt như bình thường và cần phải có kĩ thuật.
* Người viết cũng có một số lưu ý cho các bạn:
Với công nghệ UEFI, người dùng sẽ cảm nhận được thời gian khởi động Windows 8 rút ngắn đi rất nhiều. Cách này chỉ áp dụng được lúc mà bật máy lên, còn khi restart Windows lại thì thời gian khởi động sẽ lâu hơn.
Nếu như hệ thống khởi động UEFI qua đĩa DVD không được, bạn phải chuyển bộ cài đặt từ đĩa lên USB, và sau đó cho hệ thống khởi động UEFI qua USB (người viết chưa thực hiện trên ổ cứng di động).
Do ổ cứng sử dụng kiến trúc GPT nên việc cài một số phần mềm liên quan đến đĩa cứng, bạn phải chọn phiên bản nào có hỗ trợ GPT thì mới sử dụng được (chẳng hạn như EASEUS, Acronis 2012,…) và quá trình sao lưu dữ liệu/ khôi phục cũng ảnh hưởng. Ví dụ như là bạn sử dụng Acronis True Image 2012, bạn backup dữ liệu trên phân vùng C, rồi tạo ra 1 đĩa CD có khả năng khởi động (Acronis Create Bootable Media). Giả sử trong trường hợp không vào Windows được, bạn dùng đĩa CD để khởi động, trong menu boot, bạn chọn boot bình thường thì được, quá trình bung file backup diễn ra vẫn bình thường nhưng lúc khi bung file xong, Acronis thông báo “quá trình khôi phục thất bại”(!). Người viết đã bị trường hợp này rồi nên muốn nhắc cho các bạn, trong menu boot bạn phải chọn UEFI (ví dụ như hình trên là UEFI: PIONEER DVD-RW DVRTD11RS) hoặc là kích hoạt tính năng Acronis Startup Recovery Manager có sẵn trong phần mềm Acronis cũng được.
* Cách thực hiện đối với Windows 7 64bit
Trong trường hợp bạn muốn cài thêm HĐH Windows 7, bạn có thể làm như sau:
Đối với Windows 7, hệ thống sẽ không khởi động được (dù đã kích hoạt UEFI Boot). Do đó bạn cần phải “chỉnh sửa” một chút. Trước hết bạn tải file bootx64.efi tại link sau: [You must be registered and logged in to see this link.] . Bạn tiếp tục dùng phần mềm chuyển bộ cài đặt Windows 7 lên USB (hoặc là chỉnh sửa trực tiếp trong file ISO), trong đó có thư mục efi. Trong thư mục efi có thư mục microsoft, trong đó có thư mục boot. Bạn copy thư mục boot ra ngoài thư mục microsoft (tức là nó nằm trong thư mục efi). Sau đó bạn copy file bootx64.efi (đã làm sẵn) vào thư mục boot này. Lúc này, đường dẫn sẽ là X:\efi\boot\bootx64.efi (X là tên ổ đĩa) và mọi thứ hoàn tất. Bạn khởi động lại máy và tiến hành cài đặt bình thường thông qua UEFI Boot.
Là những người đam mê CNTT và thích “vọc” máy tính. Vậy bạn có muốn tự tạo file bootx64.efi thì người viết sẵn sàng “chiều” theo ý bạn. Cũng dễ thôi, bạn chỉ việc copy file bootmgfw.efi theo đường dẫn C:\Windows\Boot\EFI từ một máy tính đã cài Windows 7 64bit. Sau đó đổi tên file thành bootx64.efi và thế là xong.
Chúc các bạn thành công
Nguồn: [You must be registered and logged in to see this link.]I) Trước hết ta cần điểm qua một số cách để khởi động Windows nhanh hơn
* Tùy chỉnh trong Windows: một số phương pháp được áp dụng nhiều như sửa lỗi Windows, dọn rác HĐH, hạn chế chương trình khởi động cùng Windows, tùy chỉnh Registry,… đã quá quen thuộc với chúng ta rồi.
* Sử dụng ổ cứng SSD: nhắc đến SSD thì chắc hẳn ai cũng biết, tốc độ truy xuất dữ liệu rất cao, cho nên tốc độ khởi động của Windows chắc chắn phải nhanh hơn so với HDD. Đây là giải pháp hiệu quả nhất trong trường hợp mainboard/ laptop không hỗ trợ UEFI Boot. “Rào cản” lớn nhất đối với người dùng là: tốc độ cao đồng nghĩa với việc giá cũng phải … cao.
* Tận dụng công nghệ UEFI Boot: đây là nội dung chính của bài viết, tuy nhiên UEFI chỉ giúp Windows 8 khởi động nhanh hơn, còn Windows 7 thì vẫn bình thường. Và tính đến thời điểm hiện tại, các mainboard đời mới có hỗ trợ. Nếu kết hợp với SSD thì thời gian khởi động rất kinh ngạc.
II) Cách cài đặt Windows 8 thông qua UEFI Boot
1) Trước tiên bạn cần biết một số ưu điểm về UEFI và GPT
a) UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) - Giao diện firmware mở rộng hợp nhất – đang dần dần thay thế BIOS. UEFI là một HĐH tối giản nằm trên phần cứng, được lưu trữ ở thư mục EFI trong bộ nhớ non-volatile (bộ nhớ đảm bảo cho dữ liệu không bị hỏng mỗi khi mất điện). Do đó, UEFI có thể chứa trong bộ nhớ flash NAND trên mainboard hoặc cũng có thể chứa trên đĩa cứng (trong quá trình cài, bạn sẽ thấy Windows tự động tạo ra phân vùng EFI). Ưu điểm của UEFI là nó giúp các hệ thống khởi động nhanh hơn và có khả năng quản lý các thiết bị có dung lượng lớn hơn, chẳng hạn như UEFI có thể khởi động đĩa cứng dung lượng lớn hơn 2,2TB (trong khi BIOS không làm được). UEFI sử dụng bảng phân vùng GUID Partition Table (GPT) .
- UEFI BIOS: vì là một HĐH được tối giản nên UEFI có giao diện đẹp mắt và nhiều màu sắc so với BIOS truyền thống, tích hợp thêm nhiều tiện ích khác nhau cho phép sử dụng chuột để điều khiển.
b) Kiến trúc GPT: (GUID Partition Table) là một phần nằm trong đặc tả EFI do Intel đưa ra, mô hình EFI giúp cho hệ điều hành có thể giao tiếp với firmware hệ thống. GPT có thể xem là một miêu tả về cách sắp xếp các phân vùng trên một ổ đĩa.
Phần lớn các ổ cứng hiện nay đều sử dụng ổ cứng theo kiến trúc MBR. Tuy nhiên với những người cần chia nhiều phân vùng, có thể thấy MRB giới hạn ở mức 3 phân vùng Primary và 1 phân vùng Extended (được chia làm nhiều phân vùng Logical). Còn với GPT, bạn không còn phải lo lắng vì con số giới hạn phân vùng Primary lên tới … 128 lận. Khi sử dụng kiến trúc GPT, sẽ có một số phân vùng dành riêng cho các Dynamic Disk và hỗ trợ EFI-boot (bạn sẽ thấy điều này trong quá trình cài đặt Windows trên hệ thống UEFI), thông thường là 3 – 4 phân vùng. Cho nên, số phân vùng còn lại là … 124, quá dư dã. Ngoài ra, GPT đem đến khả năng khởi động phân vùng lên tới … 9,4ZB (!). Như vậy, vấn đề quản lí dung lượng lớn không cần quan tâm.
2) Công việc trước hết là bạn phải chuẩn bị “đồ nghề”:
Một đĩa cài đặt Windows 8 64bit (32bit không hỗ trợ)
Một USB có dung lượng tối thiểu 4GB (định dạng FAT32)
Sao lưu hết toàn bộ dữ liệu quan trọng trên ổ cứng (lí do vì sao làm vậy, bài viết sẽ đề cập sau)
Mainboard/ laptop phải hỗ trợ UEFI Boot
3) Và đây là phần các bạn đang chờ đợi: làm như thế nào?
Người viết thực hiện trên laptop ASUS K43SJ-VX464 (các laptop khác và mainboard cũng tương tự). Cách cài đặt cần phải có kĩ thuật một chút.
Đầu tiên bạn vào BIOS Setup, sau đó vào mục BOOT, bạn sẽ thấy dòng “UEFI Boot”, hãy enable tính năng này lên, sau đó Save lại mọi thiết lập trong BIOS và restart máy. (không đơn thuần là bật cái này lên đâu, vì bạn cần phải biết cách khởi động nữa, nếu không máy tính vẫn khởi động và cài bình thường (không qua UEFI). (P/S: mình bị nhầm cái này, hèn chi vẫn ko hiểu sao kích hoạt UEFI rồi mà laptop vẫn khởi động ... bình thường. Sau 1 thời gian tò mò thì mới biết, phải cài có kĩ thuật).
Qúa trình load file, chuẩn bị cài tượng đều như bình thường.
Đến bước chọn phân vùng cài đặt, bạn thực sự phải chắc chắc một điều: toàn bộ dữ liệu quan trọng đã được sao lưu. Vì HĐH sẽ chuyển ổ cứng từ MBR sang kiến trúc GPT, do đó toàn bộ ổ cứng sẽ được format hết. HĐH sẽ phân chia, tạo thêm 3 phân vùng mới: System, MSR (Reserved) và EFI System (lí do đã được đề cập ở phần Sơ lược về UEFI và GPT). Bạn chọn phân vùng Primary để tiến hành cài đặt Windows (và bấm chọn Yes nếu có một bảng thông báo yêu cầu chuyển sang GPT). (P/S: mình phải "hi sinh" 150GB dữ liệu đang có trong máy >.
Và mọi chuyện cài đặt tiếp tục tiến hành như bình thường. Hệ thống sẽ tự động khởi động Windows bằng UEFI (và dĩ nhiên bạn không được tắt UEFI Boot trong BIOS Setup).
Khi quá trình cài đặt hoàn tất, màn hình desktop “yêu dấu” như ngày nào sẽ hiện ra. Khoan hãy cài driver, các phần mềm, bạn tiến hành Shut down (không Restart) và để ý thời gian tắt máy, bạn sẽ thực sự bất ngờ. Sau đó bật lại, bấm giờ (hoặc canh giờ), bạn sẽ thật sự “choáng”: thời gian khởi động Windows 8 rất nhanh (với máy của người viết thì khởi động mất 10s). Vậy là bạn đã thành công rồi đó. (P/S: do đây là 1 bản Win "sạch", chưa cài gì hết nên tốc độ khởi động rất nhanh
Bạn tiến hành cài đặt driver, các software cần thiết rồi sau đó Shut down máy và bật lại. Thời gian khởi động tuy lâu hơn một chút nhưng vẫn tuyệt (ASUS K43SJ khởi động khoảng 20s). Qủa là một thời gian lí tưởng mặc dù sử dụng HDD.
Như vậy, việc cài đặt trên hệ thống sử dụng UEFI có khác một chút (chủ yếu là bước chọn thiết bị khởi động và chọn phân vùng cài đặt) so với cài đặt như bình thường và cần phải có kĩ thuật.
* Người viết cũng có một số lưu ý cho các bạn:
Với công nghệ UEFI, người dùng sẽ cảm nhận được thời gian khởi động Windows 8 rút ngắn đi rất nhiều. Cách này chỉ áp dụng được lúc mà bật máy lên, còn khi restart Windows lại thì thời gian khởi động sẽ lâu hơn.
Nếu như hệ thống khởi động UEFI qua đĩa DVD không được, bạn phải chuyển bộ cài đặt từ đĩa lên USB, và sau đó cho hệ thống khởi động UEFI qua USB (người viết chưa thực hiện trên ổ cứng di động).
Do ổ cứng sử dụng kiến trúc GPT nên việc cài một số phần mềm liên quan đến đĩa cứng, bạn phải chọn phiên bản nào có hỗ trợ GPT thì mới sử dụng được (chẳng hạn như EASEUS, Acronis 2012,…) và quá trình sao lưu dữ liệu/ khôi phục cũng ảnh hưởng. Ví dụ như là bạn sử dụng Acronis True Image 2012, bạn backup dữ liệu trên phân vùng C, rồi tạo ra 1 đĩa CD có khả năng khởi động (Acronis Create Bootable Media). Giả sử trong trường hợp không vào Windows được, bạn dùng đĩa CD để khởi động, trong menu boot, bạn chọn boot bình thường thì được, quá trình bung file backup diễn ra vẫn bình thường nhưng lúc khi bung file xong, Acronis thông báo “quá trình khôi phục thất bại”(!). Người viết đã bị trường hợp này rồi nên muốn nhắc cho các bạn, trong menu boot bạn phải chọn UEFI (ví dụ như hình trên là UEFI: PIONEER DVD-RW DVRTD11RS) hoặc là kích hoạt tính năng Acronis Startup Recovery Manager có sẵn trong phần mềm Acronis cũng được.
* Cách thực hiện đối với Windows 7 64bit
Trong trường hợp bạn muốn cài thêm HĐH Windows 7, bạn có thể làm như sau:
Là những người đam mê CNTT và thích “vọc” máy tính. Vậy bạn có muốn tự tạo file bootx64.efi thì người viết sẵn sàng “chiều” theo ý bạn. Cũng dễ thôi, bạn chỉ việc copy file bootmgfw.efi theo đường dẫn C:\Windows\Boot\EFI từ một máy tính đã cài Windows 7 64bit. Sau đó đổi tên file thành bootx64.efi và thế là xong.
Chúc các bạn thành công