TIN HỌC ỨNG DỤNG 2 - K11
Bạn hãy đăng ký làm thành viên để có thể xem các thông tin trong lớp và viết bài trong diễn đàn.

Không những thế, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của diễn đàn nhiều hơn.
TIN HỌC ỨNG DỤNG 2 - K11
Bạn hãy đăng ký làm thành viên để có thể xem các thông tin trong lớp và viết bài trong diễn đàn.

Không những thế, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của diễn đàn nhiều hơn.
Change background image
TIN HỌC ỨNG DỤNG 2 - K11

Khoa CNTT - ĐH Công nghiệp Hà Nội


Go to page : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

Go downMessage [Page 9 of 9]

© FMvi.vn

28/9/2011, 23:10
MinhTuan
MinhTuan

Admin

First topic message reminder :


Nhóm 1 - Quản lý dự án phần mềm (Chương 1)
Mọi người tải về tại đây nhé. - Hy vọng nhận được nhiều sự góp ý của các bạn.
Office 2010 :dl:
Office 2003 :dl:
PDF :dl:


Powerpoint






http://my.opera.com/anhlavip12a4/blog/

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà MinhTuan
Trả lời nhanh

1/11/2011, 23:45
avatar
avatar

Member

BuiDucPhong wrote:Theo bạn, Quản lý dự án thụ động có những đặc tính gì và nêu hậu quả của nó?
*) Hậu quả của quản lý dự án thụ động:
- Kết quả thu được không ổn định
-Tinh thần làm việc không cởi mở, hợp tác
- Năng suất thấp, công việc không chạy
-Rối loạn trong điều hành
- Không sử dụng hiệu quả tài nguyên
- Người quản lý dự án bị dự án quản lý
- Hồ sơ dự án kém chất lượng
-Chậm tiến độ, tiêu vượt quá kinh phí.
- Chất lượng dự án không đảm bảo
*) Quản lý dự án thụ động có những đặc tính
-QLDA luôn đứng sau các mục tiêu của dự án
-Hấp tấp, bị kích động, tương lai ngắn hạn
-Khi làm quyết định, chỉ nghĩ đến các khó khăn trở ngại tạm thời, trước mắt, không nghĩ đến liệu rằng đó có phải là 1 bước đi đúng hay không.
-Không kiểm soát được tình thế. Nhiều khi phải thay đổi kế hoạch và tổ chức

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Loan
Trả lời nhanh
1/11/2011, 23:46
ChangKi
ChangKi

Thư ký lớp

BuiDucPhong wrote:Cho mình hỏi: Khi 1 dự án của bạn không hoàn thành được như mong muốn, đã thất bại với dự án đó, vậy bạn hãy cho biết những nguyên nhân tại sao dự án lại có thể thất bại?

theo mình thì nguyên nhân làm cho dự án thất bại là:
Vấn đề tài nguyên khi thực hiện dự án
Công nghệ , thiết bị...
Để tránh làm thất bại dự án : theo như phân tích ở biểu đồ (tại slide ^^)
Việc cải tổ quản lý dự án là quan trọng nhất , công tác này xuyên suốt quá trình thực hiện dự án , từ khi bắt đầu đến khi bàn giao sản phẩm
Quản lý tốt thì mới đảm bảo cho dự án tiến triển đúng kế hoạch

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà ChangKi
Trả lời nhanh
1/11/2011, 23:51
Lee.Min.Hanh
Lee.Min.Hanh

Member

TheMinh wrote:Những thuận lợi và khó khăn đối với người quản lý một dự án CNTT ?
Mình xin trả lời giúp các bạn nhóm 1: Đối với người quản lý dự án công nghệ thông tin có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp phải không ít các khó khăn. Mình sẽ nêu ra sơ qua về các mặt thuận lợi và khó khăn:
1. Thuận lợi:
- Được sự hỗ trợ tốt từ những bộ phận liên quan.
- Làm việc trong một môi trường làm việc tốt chuyên nghiệp.
- Quá trình xây dựng dự án được dựa theo quy trình CMM4.
- Trong trường hợp làm với khách hang nước ngoài thì việc phân tích design họ đã hoàn tất, thường các dự án này mức độ thành công sẽ rất cao.
2. Khó khăn:
- Cũng thường xuyên gặp công nghệ mới, mất thời gian tìm hiểu.
- Khách hang thường xuyên thay đổi yêu cầu, hoặc yêu cầu không được rõ ngay từ ban đầu.
- Chi phí phát sinh khó thu hồi trong khi khách hang chấp nhận phát sinh thêm thời gian.
- Gặp khó khăn lớn nếu trong nhóm có người chuyên về 1 lĩnh vực nào đó nghỉ đột xuất.

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Lee.Min.Hanh
Trả lời nhanh
1/11/2011, 23:53
Lee.Min.Hanh
Lee.Min.Hanh

Member

TheMinh wrote:Theo bạn thì sức ép đối với quản lý dự án thì cái nào là lớn nhất ?
mình xin trả lời giúp nhóm 1 câu hỏi này như sau: Các sức ép đối với quản lý dự án là :
Marketing
Kinh tế
Công nghệ
Mục tiêu
Uy tín, Danh dự
Thủ tục hành chính
Nguồn nhân lực, nhân sự
Quan hệ với người đặt hàng
Môi trường kinh doanh
Theo mình thì sức ép nào đối với quản lý dự án cũng lớn như nhau.Đối với 1 dự án tùy theo thời gian địa điểm mà có ảnh hưởng sức ép khác nhau.thanks a lot

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Lee.Min.Hanh
Trả lời nhanh
1/11/2011, 23:56
Lee.Min.Hanh
Lee.Min.Hanh

Member

TheMinh wrote:theo bạn có những nguyên nhân khách quan nào dẫn đến thất bại dự án ?
trong những điều để tránh thất bại dự án ? việc nào là quan trọng nhất ? tại sao
mình lại xin trả lời tiếp câu hỏi này như sau:
nguyên nhân khách quan ở đây :
- Vấn đề tài nguyên khi thực hiện dự án
- Công nghệ , thiết bị...
Để tránh làm thất bại dự án : theo như phân tích ở biểu đồ (tại slide ^^)
- Việc cải tổ quản lý dự án là quan trọng nhất , công tác này xuyên suốt quá trình thực hiện dự án , từ khi bắt đầu đến khi bàn giao sản phẩm
- Quản lý tốt thì mới đảm bảo cho dự án tiến triển đúng kế hoạch

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Lee.Min.Hanh
Trả lời nhanh
1/11/2011, 23:59
VuLan
VuLan

Member

TheMinh wrote: Tầm quan trọng của việc phân cấp mức có độ - Phương pháp luận QLDA
theo mình thì Trong quá trình quản lý dự án: Khi phần tầng các mức độ quản lý dự án sẽ giúp chuyên môn hóa hoạt động của từng cá nhân, từng bộ phận. Từ đó đơn giản hóa quá trình thực hiện dự án
Ví dụ: nhắc đến việc điều hành hoạt động => Đây là việc điều hành chung, là công việc của ban điều hành
- Nhắc đến trách nhiệm về thực hiện dự án => Ta biết ngay đến đó là trách nhiệm của nhóm dự án
Nếu trong quá trình thực hiện dự án xảy ra sự cố, ta truy vết tìm trách nhiệm từng nhóm/cá nhân để yêu cầu sửa đổi và có kế hoạch khắc phục.
Việc phân cấp còn giúp chuyên môn hóa hoạt động của từng cá nhân, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà VuLan
Trả lời nhanh
2/11/2011, 00:01
VuLan
VuLan

Member

TheMinh wrote:Theo bạn, nguyên nhân dẫn đến quản lý dự án thụ động là phụ thuộc vào nhân tố nào của người quản lý dự án. Và phát triển thêm câu hỏi: Biện pháp khắc phục hoặc phòng bị cho trường hợp đó?
mình xin trả lời câu hỏi này cho nhóm mình như sau :theo t nguyên nhân chính dẫn đến quản lý dự án thụ động là do người quản lý dự án không hiểu rõ được dự án của mình đang làm
cái này t nhận ra được khi làm các bài tập lớn, mình không hiểu được yêu cầu của đề rất khó trong triển khai và thực hiện, khi bắt tay thực hiện gặp rất nhiều khó khăn!
Biện pháp khắc phục, phòng chống bị thụ động trong quan lý dự án : Trước khi vào dự án người quản lý cũng như các thành viên tham gia cần có được cái nhìn tổng thể về dự án từ yêu cầu của khách hàng.Nắm bắt được các công nghệ hiện tại để tránh lãng phí hoặc sử dụng công nghệ lạc hậu.

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà VuLan
Trả lời nhanh
2/11/2011, 00:03
VuLan
VuLan

Member

TheMinh wrote: Để trở thành người đảm nhận vai trò quản lý dự án CNTT cần có những kỹ năng nào ?Những yêu cầu năng lực và khả năng về kỹ thuật cũng như thao tác mà người quản lý dự án cần phải có ?

Những yêu cầu năng lực và khả năng về kỹ thuật cũng như thao tác mà người quản lý dự án cần phải có:
- Phải biết lập kế hoạch dự án
- Hổ trợ và đảm bảo phần mềm
- Kiểm tra phần mềm
- Quản lý quy trình phần mềm
- Phải có tinh thần làm việc nhóm, cộng tác.
- Phải có sự khẳng định, quả quyết và quyết đoán.
- Phải chịu chi phối và áp lực cao.
- Quản lý quan hệ với khách hàng
- Có khả năng giao tiếp, lãnh đạo và quyết định
- Có khả năng diễn đạt ý tưởng ngắn gọn rõ ràng và thuyết trình tốt

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà VuLan
Trả lời nhanh
2/11/2011, 00:10
ChangKi
ChangKi

Thư ký lớp

TheMinh wrote: Vai trò và công việc của người quản lý dự án CNTT như thế nào ?
Người quản lý dự án chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện và triển khai các dự án gia công phần mềm, đảm bảo sao cho các dự án được quản lý hiệu quả, hoàn thành đúng tiến độ, quy trình và ngân sách dự kiến. Người quản lý dự án quản lý và diều hành các nhân viên tham gia thực hiện dự án nhằm hoàn thành các nhiệm vụ, kế hoạch do Công ty giao.

1. Công tác hoạch định kế hoạch

a. Lập kế hoạch cho dự án. Chịu trách nhiệm thực hiện và hoàn thành các dự án theo yêu cầu, phân công công việc hợp lý về thời gian và nhân sự.
- Tập trung vào công tác thu thập và quản lý yêu cầu, các quy trình quản lý dự án sao cho bảo đảm mục tiêu của các công việc khi phân công xuống các nhóm hoặc các cá nhân đều được rõ ràng và hợp lý.
- Xây dựng được kế hoạch triển khai dự án chi tiết với đầy đủ các yếu tố về thời gian và nguồn lực cần thiết.
- Làm việc với một kế hoạch thực tế và khả thi để có thể cố gắng vượt kế hoạch và đạt được chất lượng mong muốn.
- Bảo đảm các mốc kế hoạch hoặc các tài liệu, bán sản phẩm chuyển giao cho khách hàng phải được thực hiện đúng kế hoạch, giúp đảm bảo uy tín của Công ty.
- Tư vấn cho Lãnh đạo cách thức có thể đạt được các mục tiêu của dự án.
- Tập trung vào việc phát hiện và lập kế hoạch giải quyết các rủi ro có khả năng phát sinh.
- Liên tục rà soát và cập nhật lịch biểu của dự án nhằm thể hiện được tình hình thực tế đang diễn ra và sẽ phát sinh.
b. Có trách nhiệm phải bảo mật bộ mã nguồn, toàn bộ tài liệu liên quan của các dự án phần mềm đã và đang xây dựng
- Quản lý và tuyệt đối không được cung cấp, sao chép các bộ mã nguồn, tài liệu liên quan đến các dự án phần mềm ra bên ngoài nếu không được sự chấp thuận của Trưởng phòng và Ban Giám đốc.
c. Lập kế hoạch nghiên cứu chuyên môn sâu theo định hướng phát triển chiến lược của Trung tâm Phát triển Phần mềm
- Kế hoạch phù hợp với định hướng cụ thể theo sự phân công của Trưởng phòng và Ban Giám Đốc. Cần đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho từng mảng chuyên môn và từng nhân sự. Có xem xét đến khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng và điều kiện của Công ty.
d. Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nhân sự trực thuộc
- Kế hoạch đào tạo phải phù hợp với yêu cầu và định hướng phát triển của Phòng, của Trung tâm.

2. Công tác tổ chức thực hiện:

a. Thiết kế và thực hiện
- Làm việc với nhóm phân tích thiết kế để bảo đảm hoạt động phân tích thiết kế đi đúng với yêu cầu đã đặt ra
b. Quản lý
- Nhìn trước các hoạt động của dự án để bảo đảm các tiến trình công việc được diễn ra trong sự kiểm soát như đã quy định trong mô hình quy trình làm việc của tố chức
- Liên tục theo dõi và cập nhật các rủi ro có khả năng phát sinh của dự án
- Quản lý theo dõi việc thăng tiến của các thành viên trong nhóm dự án.
- Duy trì mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong dự án bảo đảm tinh thần hợp tác đồng đội xuyên suốt
- Quản lý sự thay đổi yêu cầu-
- Quản lý việc quan hệ và các công việc liên quan đến nhà thầu phụ
- Theo dõi cập nhật thường xuyên các kiến thức và định hướng công nghệ mới, đồng thời góp phần thay đổi và cập nhật quy trình hoạt động của tổ chức nếu chưa được tốt.
c. Tổ chức, quản lý nhân viên tham gia dự án
- Tổ chức phải chặt chẽ, có hiệu quả nhằm thực hiện thành công kế hoạch đề ra. Phân công công việc rõ ràng, cơ chế báo cáo phải đảm bảo tính trung thực, nghiêm túc và được kiểm soát chặt chẽ. Quan tâm, chăm sóc và động viên nhân viên.
d. Tổ chức công tác nghiên cứu theo định hướng chuyên môn
- Phải có định hướng chuyên môn đúng đắn nhằm đạt được mục tiêu, chiến lược phát triển đề ra.
e. Quản lý dự án, tổ chức thực hiện, triển khai các dự án theo hợp đồng đã ký.
- Đảm bảo các yêu cầu về thủ tục, có kế hoạch triển khai chi tiết, thực hiện đúng yêu cầu ký kết với khách hàng.
- Quản lý thực hiện dự án, hợp đồng nhằm đạt hiệu quả về nhân lực, kinh tế theo kế hoạch, thỏa mãn yêu cầu khách hàng.
Tổ chức, thực hiện công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong lĩnh vực phát triển phần mềm.
- Thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch đã định, khuyến khích động viên nhân viên tích cực nghiên cứu học tập nâng cao trình độ, đề cao sáng tạo
f. Tham gia báo cáo khoa học, trình bày các giải pháp, sáng kiến, các đề tài nghiên cứu, ứng dụng
- Phát huy sáng kiến. Tích cực chủ động, say mê nghiên cứu khoa học và công nghệ, có định hướng theo chiến lược phát triển của phòng. Các báo cáo trình bày khoa học rõ ràng và có chiều sâu kiến thức, có giá trị ứng dụng.
g. Thực hiện công tác nhận và xử lý thông tin, yêu cầu của khách hàng.
- Nhận đầy đủ, trả lời nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng. Phối hợp với các bộ phận chuyên môn khác việc xử lý và phản hồi chính xác, kịp thời thông tin cho khách hàng.
h. Tham gia tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo cho nhân viên
- Cùng với Trưởng phòng tổ chức các buổi đào tạo nội bộ và đào tạo có nguồn gốc từ bên ngoài như kết hợp với các đối tác tổ chức seminar, đào tạo chuyên môn về sản phẩm, công nghệ mới để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên.
i. Tổ chức, đôn đốc và thực hiện các yêu cầu về quản trị chất lượng
- Tuân thủ theo các quy định về quản trị chất lượng đã ban hành
j. Tham gia cùng nhóm marketing và phát triển dự án để tư vấn cho khách hàng nhằm có được dự án: tích cực, chủ động

3. Công tác kiểm tra giám sát:

a. Có kế hoạch và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các nhóm, kiểm soát công việc của các nhân viên tham gia dự án
- Giám sát hoạt động của các nhóm căn cứ theo kế hoạch công tác năm, quý, tháng. Kiểm tra thường xuyên công tác nhân viên thông qua các báo cáo hằng tuần và thông qua các yêu cầu công tác.
b. Báo cáo và trao đổi thông tin
- Bảo đảm thực hiện chế độ báo cáo về tình hình dự án cho lãnh đạo một cách thường xuyên.
- Làm việc với nhóm phát triển dự án và marketing để duy trì mối liên hệ thường xuyên với khách hàng
- Kết hợp và chỉ huy các nhóm thực hiện dự án, chủ trì các buổi rà soát và rút kinh nghiệm từ các dự án đã hoàn thành.
- Đúc kết và đệ trình các kinh nghiệm, kế hoạch thay đổi quy trình nếu có lên Lãnh đạo xem xét

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà ChangKi
Trả lời nhanh
2/11/2011, 21:14
Lehoa
Lehoa

Member

TheMinh wrote:Những thuận lợi và khó khăn đối với người quản lý một dự án CNTT ?
Đối với người quản lý dự án công nghệ thông tin có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp phải không ít các khó khăn. Mình sẽ nêu ra sơ qua về các mặt thuận lợi và khó khăn:
1. Thuận lợi:
- Được sự hỗ trợ tốt từ những bộ phận liên quan.
- Làm việc trong một môi trường làm việc tốt chuyên nghiệp.
- Quá trình xây dựng dự án được dựa theo quy trình CMM4.
- Trong trường hợp làm với khách hang nước ngoài thì việc phân tích design họ đã hoàn tất, thường các dự án này mức độ thành công sẽ rất cao.
2. Khó khăn:
- Cũng thường xuyên gặp công nghệ mới, mất thời gian tìm hiểu.
- Khách hàng thường xuyên thay đổi yêu cầu, hoặc yêu cầu không được rõ ngay từ ban đầu.
- Chi phí phát sinh khó thu hồi trong khi khách hàng chấp nhận phát sinh thêm thời gian.
- Gặp khó khăn lớn nếu trong nhóm có người chuyên về 1 lĩnh vực nào đó nghỉ đột xuất.

Chú thích:
CMM : Capability Maturity Model - Đây là chứng chỉ chất lượng của Viện Kỹ nghệ Phần mềm SEI do Bộ Quốc phòng Mỹ thành lập và cấp kinh phí hoạt động.
CMM là sản phẩm thể hiện sự kết hợp trong việc đáp ứng các nhu cầu đánh giá qui trình phần mềm, xác định năng lực phần mềm của các khách hàng đối với một tổ chức phần mềm.
CMM có 5 bậc và bậc 4 là bậc gần cao nhất trong dãy thứ tự cấp bậc này. Một công ty đạt được CMM 4 sẽ phải đủ khả năng quản lý bằng số liệu (hoặc dữ liệu) các dự án phần mềm trong đó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng và đảm bảo mục tiêu kinh doanh của công ty về chất lượng sản phẩm.

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Lehoa
Trả lời nhanh
2/11/2011, 21:19
Lehoa
Lehoa

Member

Vai trò chủ yếu của một nhà quản lý là thực hiện tốt nhiệm vụ mà cấp trên đã tin tưởng giao phó. Làm thế nào để các nhà quản lý có thể hoàn thành sứ mệnh của mình?

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Lehoa
Trả lời nhanh
2/11/2011, 22:57
TheHung
TheHung

Member

Một dự án được gọi là thành công nếu như:
- Đáp ứng được các mục tiêu ban đầu đề ra.
- Hoàn thành trước thời hạn.
- Không vượt quá ngân sách cho phép.
- Ngược lại dự án được cho là thất bại.

Các bạn hãy cho biết những điều kiện trên đã đủ để đánh giá sự thành bại của dự án chưa? Cần thêm những yêu tố gì để có thể đánh giá một cách cụ thể sự thành bại của dự án?

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà TheHung
Trả lời nhanh
2/11/2011, 22:57
TheHung
TheHung

Member

Các nguyên lý chung của phương pháp luận quản lý dự án (QLDA):

Kết quả quan trọng hơn công cụ hay kĩ thuật (thực dụng)

Tại sao lại nói như vậy. Vì để có kết quả tốt thì mình phải có công cụ tốt. Công cụ và kỹ thuật là cái giúp mình có thể làm ra kết quả?

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà TheHung
Trả lời nhanh
2/11/2011, 23:32
Hòa
Hòa

Member

Lehoa wrote:Vai trò chủ yếu của một nhà quản lý là thực hiện tốt nhiệm vụ mà cấp trên đã tin tưởng giao phó. Làm thế nào để các nhà quản lý có thể hoàn thành sứ mệnh của mình?
theo mình để nhà quản lý hoàn thành tốt sứ mạng của mình thì người quản lý đó cần phải có các phẩm chất của người quản lý
ví dụ as: tính trung thực, toàn tâm toàn ý, tính nhất quán,đầu tầu, gương mẫu,......
hj

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Hòa
Trả lời nhanh
3/11/2011, 00:05
Lee.Min.Hanh
Lee.Min.Hanh

Member

TheHung wrote:Một dự án được gọi là thành công nếu như:
- Đáp ứng được các mục tiêu ban đầu đề ra.
- Hoàn thành trước thời hạn.
- Không vượt quá ngân sách cho phép.
- Ngược lại dự án được cho là thất bại.

Các bạn hãy cho biết những điều kiện trên đã đủ để đánh giá sự thành bại của dự án chưa? Cần thêm những yêu tố gì để có thể đánh giá một cách cụ thể sự thành bại của dự án?
Mình xin trả lời giúp các bạn nhóm 1 như sau:
- Trên lý thuyết thì 1 dự án đc coi là thành công thỉ chỉ cần đáp ứng đc 3 mục tiêu trên là dự án đã thực hiện thành công đầy đủ 3 nội dung: mục tiêu, thời gian, chi phí.
- Trên thực tế sự thành bại của 1 dự án phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và có 2 trường hợp đánh giá sự thành công của 1 dự án:
1. Dự án kết thúc thành công đạt 3 chỉ tiêu đánh giá trên
2. Dự án thất bại vì vi phạm 1 trong những điều kiện trên nhưng vẫn đc tiến hành đến khi kết thúc dự án vì nếu dự án ko tiếp tục đc thực hiện thì sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng hơn là kết thúc dự án. Vì vậy cần bổ sung 1 số yếu tố sau để quyết định có nên tiếp tục dự án hay dừng lại khi 1 dự án thất bại
+ Dự án thất bại vì vượt quá 40% ngân sách cho phép nhưng nếu dừng lại thì khả năng tổn thất về các mặt khác còn nghiêm trọng hơn nên vẫn phải tiếp tục cấp kinh phí và thực hiện đến khi dự án hoàn thành.
+ Dự án thất bại vì nguồn nhân lực hạn chế ko đáp ứng chất lượng thi công dự án ko đạt đc mục đích đặt ra ban đầu kéo theo 1 số nguyên nhân nảy sinh nhưng dự án vẫn tiếp tục được tiến hành vì những rủi ro này có thể chấp nhận và giải quyêt đc.

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Lee.Min.Hanh
Trả lời nhanh
3/11/2011, 00:22
phamichnam
phamichnam

Member

Cho mình hỏi các bạn có thể nêu sơ qua về lịch sử của dự án cho mình biết được không? phân - Nhóm 1 - Quản lý dự án phần mềm (Chương 1) - Page 9 48173

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà phamichnam
Trả lời nhanh
3/11/2011, 00:36
Hòa
Hòa

Member

phamichnam wrote:Cho mình hỏi các bạn có thể nêu sơ qua về lịch sử của dự án cho mình biết được không? phân - Nhóm 1 - Quản lý dự án phần mềm (Chương 1) - Page 9 48173
hj
mình xin trả lời tóm tắt sơ qua về câu hỏi của bạn as sau:

Việc quản lí dự án đã có từ rất lâu, bắt đầu khi con người thực hiện công việc một cách có tổ chức
Henry Gantt (đầu thế kỷ 20), đưa ra khái niệm sơ đồ Gantt (Chú trọng đến bắt đầu và kết thúc)
Cuối những năm 50': PERT (Khó xác định thời gian kết thúc)
Sau này, bổ sung thêm những ý tưởng về tổ chức, kiểm soát, sử dụng tài nguyên trong QLDA

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Hòa
Trả lời nhanh
3/11/2011, 00:46
Tr Mai
Tr Mai

Member

[quote="Hòa"]
Lehoa wrote:Vai trò chủ yếu của một nhà quản lý là thực hiện tốt nhiệm vụ mà cấp trên đã tin tưởng giao phó. Làm thế nào để các nhà quản lý có thể hoàn thành sứ mệnh của mình?
theo mình để nhà quản lý hoàn thành tốt sứ mạng của mình thì người quản lý đó cần phải có các phẩm chất của người quản lý
ví dụ as: tính trung thực, toàn tâm toàn ý, tính nhất quán,đầu tầu, gương mẫu,......
hj[/quote
mình xin bổ sung thêm
Để nhà quản lý hoàn thành tốt sứ mệnh của mình thì nhà quản lý cần hội tụ các kỹ năng và năng lực quản lý dự án:

-Nhận biết và phát huy vai trò của nhà quản lý dự án

Nhà quản lý dự án là người chịu trách nhiệm chính cho việc lập kế hoạch và thực hiện một dự án. Bạn phải làm chủ được việc kết hợp được nhiều kỹ năng bao gồm khả năng đặt ra những câu hỏi xác đáng, nhận biết được những yếu tố không hiệu quả, giải quyết được những mâu thuẫn cá nhân cũng như biết cách quản lý theo hệ thống.

-Đạt mục tiêu

Một khi bạn lập kế hoạch dự án, hãy chú ý đến việc phát triển những mục tiêu mang tính khả thi cao. Các mục tiêu đó cần đạt được tiêu chí – cụ thể, vừa phải , được đồng thuận , thực tế và thời gian hợp lý

-Lập kế hoạch dự án

Dự án thường không có kết quả chính xác như đã được lên kế hoạch. Kế hoạch nên được phát triển bởi tất cả thành viên đội dự án hơn là bởi một mình người quản lý.

-Lên ngân sách cho dự án

Bạn cần phải ước toán được ngân sách cho dự án và thực hiện tốt quá trình dự đoán hiệu quả đạt được về mặt chi phí dựa trên những thông tin thực tế hiện tại.

-Đề xuất ngân sách

Đề xuất ngân sách nên chú trọng vào mục tiêu hiệu quả đạt được của dự án , cung cấp nhiều thông tin minh chứng cho việc đánh giá hiệu quả của dự án theo chi phí.

-Quản lý nhà đầu tư

Nhà đầu tư cho dự án là người quan tâm đến dự án của bạn bởi vì họ chính là người bị ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình thực hiện và đầu ra của dự án. Hiểu được giá trị và các vấn đề của nhà đầu tư là rất quan trọng để bạn có thể hướng họ theo sự phát triển của dự án, đồng thời chắc chắn nhận được sự đồng thuận của các bên trong mọi tiến trình thực hiện.

-Quản lý rủi ro

Sự rủi ro chính là yếu tố ngăn cản một dự án đạt hiệu quả như nhà đầu tư mong đợi. Mỗi nguy cơ xảy ra rủi ro cần được đặc biệt lưu tâm giải quyết để có thể giữ đúng tiến độ thực hiện dự án.

-Quản lý thay đổi

Qui trình quản lý sự thay đổi là yếu tố chủ đạo quyết định đầu ra thành công của dự án. Qui trình đảm bảo mỗi thay đổi đã được nhận biết, được lưu tâm và được xét duyệt trước khi tiến hành thực hiện.

-Báo cáo tiến trình thực hiện

Bản báo cáo tiến trình thực hiện là yếu tố quyết định của công việc quản lý dự án. Văn bản này nên được thực hiện bởi người quản lý dự án và được chuyển tới các nhà đầu tư một cách thường xuyên.

-Tổng hợp mọi qui định

Quá trình tổng hợp này là một phần thiết yếu của mọi dự án và mọi công việc quản lý dự án. Việc hiểu rõ chi tiết những gì dự án cần đạt được là vô cùng quan trọng đối với sự thành công của dự án đó.

-Sử dụng ý kiến phản hồi như một công cụ

Sau cùng, là một nhà quản lý dự án, bạn cần phải biết đưa ý kiến và nhận phản hồi một cách hiệu quả. Ý kiến phản hồi tốt nhất khi được xử lý triệt để theo từng trường hợp cụ thể.

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Tr Mai
Trả lời nhanh
3/11/2011, 01:06
Tr Mai
Tr Mai

Member

Lee.Min.Hanh wrote:
TheMinh wrote:theo bạn có những nguyên nhân khách quan nào dẫn đến thất bại dự án ?
trong những điều để tránh thất bại dự án ? việc nào là quan trọng nhất ? tại sao
mình lại xin trả lời tiếp câu hỏi này như sau:
nguyên nhân khách quan ở đây :
- Vấn đề tài nguyên khi thực hiện dự án
- Công nghệ , thiết bị...
Để tránh làm thất bại dự án : theo như phân tích ở biểu đồ (tại slide ^^)
- Việc cải tổ quản lý dự án là quan trọng nhất , công tác này xuyên suốt quá trình thực hiện dự án , từ khi bắt đầu đến khi bàn giao sản phẩm
- Quản lý tốt thì mới đảm bảo cho dự án tiến triển đúng kế hoạch
mình xin trả lời lại

Có rất nhiều nguyên nhân khiến dự án bị thất bại, dưới đây liệt kê một số nguyên nhân chính mà mình cho rằng những nguyên nhân này nó có sự liên kết rất chặt trẽ với nhau, cái này làm không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cái sau. Đó là:
1. Ước lượng sai: Dường như với mỗi trưởng dự án, thất bại đầu tiên - có thể chưa phải là cuối cùng, được kinh nghiệm là ước lượng sai. Điều này cũng dễ hiểu vì ước lượng không phải là một ngành khoa học chính xác, nó phụ thuộc vào kinh nghiệm và vào rất nhiều yếu tố khách quan khác. Một chứng minh là thử yêu cầu các bà nội trợ - với bề dày kinh nghiệm nhiều chục năm đi chợ, có thể ước lượng chính xác số tiền sẽ chi cho mỗi buổi đi chợ không? Câu trả lời là không, chắc chắn có sai số rất lớn nếu hôm đó số tiền sẽ chi cho mỗi buổi đi chợ không? Câu trả lời là không, chắc chắn có sai số rất lớn nếu hôm đó ngẫu nhiên ngoài chợ bán hạ giá một món gì đó rất hấp dẫn bà ta.
2. Phạm vi thay đổi cũng một trong những nguyên nhân chính của thất bại. Vấn đề không đơn giản là hễ thay đổi phạm vi thì thêm tiền, vì số tiền được thêm đó không tương xứng với sức gia công. Ví dụ một dự án ban đầu ước lượng là một triệu, sau đó phạm vi thay đổi dự án được ước lượng lại là 2 triệu, nhưng thực tế có thể lên đến 4, hoặc 5 triệu, do phạm vi thay đổi đã phá vỡ kế hoạch và làm xáo trộn những gì đã hoàn tất. Thật sự phạm vi thay đổi chỉ thành tai họa khi chúng không được quản lý, theo vết và xác định một cách đúng đắn.
3. Kỹ thuật: dùng những kỹ thuật không thích hợp với bài toán, hoặc những kỹ thuật quá mới không có thời gian và kinh nghiệm để nắm rõ nó.
4. Lên kế hoạch tồi
5. Thiếu kinh nghiệm quản lý.
Các lý do để dự án thất bại rất nhiều, để phòng ngừa nó một cách tốt nhất thì bạn phải làm tốt các công việc ngay từ đầu. Việc này không có nghĩa là nó sẽ giúp cho dự án không thất bại mà chỉ là nó sẽ giúp bạn giảm thiểu nhất những nguyên nhân dẫn đến thất bại.

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Tr Mai
Trả lời nhanh

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Sponsored content
Trả lời nhanh

Back to topMessage [Page 9 of 9]

  © FMvi.vn

Go to page : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    You cannot reply to topics in this forum