TIN HỌC ỨNG DỤNG 2 - K11
Bạn hãy đăng ký làm thành viên để có thể xem các thông tin trong lớp và viết bài trong diễn đàn.

Không những thế, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của diễn đàn nhiều hơn.
TIN HỌC ỨNG DỤNG 2 - K11
Bạn hãy đăng ký làm thành viên để có thể xem các thông tin trong lớp và viết bài trong diễn đàn.

Không những thế, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của diễn đàn nhiều hơn.
Change background image
TIN HỌC ỨNG DỤNG 2 - K11

Khoa CNTT - ĐH Công nghiệp Hà Nội


Go downMessage [Page 1 of 1]

© FMvi.vn

1/6/2010, 09:13
TaiChat
TaiChat

V.I.P

Gateway – Sự thăng trầm và quyết tâm phản công Gateway_logo
Một thương hiệu lớn từ khi hình thành đến các bước thăng trầm trong quá trình phát triển luôn là một đề tài rất thú vị, nó không khác gì một dòng sông hay một đời người “có khúc” và “có lúc”. Gateway là một trong số đó, cái tên mà 15 năm trước đã từng khiến thế giới công nghệ phải nghiêng mình kính nể khi đứng trong top 500 công ty lớn nhất toàn cầu (1993), thì giờ đây lại đang được dắt tay bởi một trong những gã khổng lồ, Acer.


Hãy nhìn lại lịch sử phát triển của Gateway. Thành lập ngày 05 tháng 9 năm 1985, trong một trang trại ngoại ô Sioux, thuộc Lowa, miền Trung tây Hoa Kỳ, bởi Ted Waitt, với hơn 10,000USD vay từ bà ngoại. Ban đầu lấy tên là Gateway 2000, sau gần 10 năm, Ted đã biến Gateway thành một trong những đế chế vững mạnh nhất nước Mỹ về công nghiệp sản xuất máy tính, với chiến lược bán hàng trực tiếp thông qua hệ thống cửa hàng bán lẻ trải rộng trên cả nước, tốc độ tăng trưởng những năm 90 đã từng đạt tới 30% mỗi quý, một con số kinh ngạc mà chưa hãng nào có thể làm được. Đến khoảng năm 2000, Gateway có ước chừng 300 cửa hàng trên toàn nước Mỹ và hơn 50 cửa hàng ngoài Mỹ, nổi tiếng với hình ảnh chiếc hộp đựng máy tính có đốm đen trắng của các chú bò sữa thân thiện vùng ngoại ô.
Gateway – Sự thăng trầm và quyết tâm phản công Fb085882d0
Tớ chán ăn cỏ rồi ! ăn "táo" thôi !
Trong thời gian xây dựng tên tuổi, Gateway đã định vị sản phẩm của mình thuộc dòng Hi-end, nhắm tới phân khúc trên trung bình và sử dụng hình thức bán hàng trực tiếp thông qua hệ thống trung tâm tổng đài (Call center) và chuỗi cửa hàng ngoại ô (Suburban Retail chain) để chào mời khách hàng những dịch vụ đặc biệt của mình, bao gồm cả cài đặt phần mềm, đào tạo kỹ năng sử dụng, Gateway đã di chuyển trụ sở vài lần để tìm kiếm việc cắt giảm chi phí tổ chức từ các trung tâm tới khu vực ngoại thành. Năm 2004, Gateway mua lại eMachines mới mong muốn đánh xuống thị phần low-end, nơi dành cho những người có thu nhập trung bình.
Sau bong bóng dot-com (1997-2000), một loạt các công ty phá sản, nền kinh suy thoái, kéo theo sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành IT, Gateway cũng không nằm ngoài quy luật đó sau khi hàng loạt những chiến lược mới bị đổ bể và không như đạt mong đợi, như kế hoạch sản xuất đồ điện tử, TV, Camera…mặc dù việc mua lại eMachines năm 2004 được đánh giá là một bước ngoặt lớn đối với Gateway, từ định hướng là Hi-end, nay Gateway bước vào một cuộc chiến mới với các sản phẩm tầm trung bình, nhưng một sai lầm trong chiến lược kinh doanh đã sẩy ra khi chính Gateway lại bị phụ thuộc vào eMachines ngay sau đó, đội ngũ lãnh đạo của eMachines dần thay thế các vị trí chủ chốt của Gateway và điều hành công ty khi chưa có kinh nghiệm bán hàng Hi-end.
Năm 2005, sau khi thay tới 5 đời giám đốc điều hành, Gateway quay lại tập trung vào sản phẩm “cốt lõi” (core product) của mình là máy tính cá nhân, tuy nhiên vẫn rất chật vật. Và như một quy luật, 2 năm sau, tháng 8 năm 2007, Gateway chính thức bị Acer thôn tính với giá 710 triệu USD, Acer tham vọng thâm nhập thị trường Mỹ và vượt mặt kẻ thù lúc đó là Lenovo để đứng thứ 3 toàn cầu (2007)
Sau khi thâu tóm Gateway, Acer đã định vị lại thương hiệu “Bò đốm” ở vị trí Hi-end, dành cho phân khúc những người trẻ, năng đông, thời trang, và đưa eMachines xuống phân khúc dưới của Acer Aspire, là sản phẩm dành cho sinh viên, hay những người lao động phổ thông, có thu nhập trung bình với các sản phẩm có mức giá hợp lý. Một bài toán về chiến thuật khá rõ ràng khi Acer có đủ vũ khí để đánh vào cả ba phân khúc. Với sức phát triển của cả tập đoàn, Gateway dần lấy lại hình ảnh trẻ khỏe của mình tại Mỹ và bắt đầu xâm lấn các khu vực khác, tại Nhật, Gateway được đánh giá ngang bằng với Fujitsu và cả Sony, với số lượng hàng chục ngàn chiếc một năm.
Cũng sau một thời gian im hơi lặng tiếng để xây dựng eMachines tại Đông Nam Á nói chung và VN nói riêng, Acer VN mới đây phong phanh tin tức sẽ đưa Gateway trở lại trong tháng 6 với mức giá hấp dẫn, nhắm tới các đối thủ Hi-end tầm cao như Apple và Sony Vaio, đây quả là một nhiệm vụ rất khó khăn khi các nhãn hiệu tầm cao như Sony, Envy HP, Apple đã xây dựng khá vững chắc thành trì của mình trong vài năm qua. Tuy vậy, Gateway vẫn có những fan khá cuồnng nhiệt khi mới đây tung ra một số hình ảnh rất thú vị mang tính thách thức Apple, như khẳng định sự trở lại của mình trong khu vực.
Thành công và thất bại có lẽ là chuyện rất bình thương trong kinh doanh, nhưng thành công thì thường giống nhau, còn thất bại thì mỗi người một khác, mỗi thất bại đều đem đến cho người nếm trải một kinh nghiệm, và người biết nó một bài học. Vậy bạn đã sẵng cho một cuộc phiêu lưu của riêng mình?

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà TaiChat
Trả lời nhanh

Back to topMessage [Page 1 of 1]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    You cannot reply to topics in this forum