Bài viết này hướng dẫn cách khôi phục lại bios phoenix dành cho laptop.
Bios Phoenix là loại bios phổ biến, sử dụng hầu hết cho các loại laptop
Acer, Hp, IBM lenovo, Toshiba...
Nguyên nhân:
- Update bios không thành công. Lý do: hết pin, mất điện giữa chừng.
Những lý do này rất hiếm gặp vì laptop có pin + sạc. Tuy vậy đôi khi vận
xui nó nhảy vào khó tránh.
- Update bios bình thường nhưng khi mở lên màn hình đen ngòm không boot vào win được.
Cách sửa:
- 1 là đem đi bảo hành với câu nói: máy em tự nhiên không lên
- Máy hết bảo hành đem lên hãng sẽ bị chém hơi đắt, lý do là trạm BH không nạp lại bios mà sẽ thay hẳn con bios khác.
- Tháo main đem ra thợ vườn nhờ khò con bios ra rồi dùng mạch nạp nạp
lại. Bởi vì bios của laptop sử dụng chip hàn trên main, không phải loại
trên đế như desktop.
- Ngoài những cách đó ra thì còn 1 cách nhẹ nhàng hơn mà không phải tháo máy, bởi tháo máy là rách tem BH, bán lại mất giá
Con bios của Phoenix có 1 phân vùng gọi là Boot-Block. Phân vùng này
chứa 1 đoạn mã cho phép khôi phục bios. Phân vùng này không cho ghi đè
lên. Vì chỉ là 1 phân vùng rất nhỏ nên nó chỉ hỗ trợ ổ đĩa mềm (floopy).
Rất may là vẫn còn những hãng sản xuất ổ đĩa mềm gắn qua USB
(USB-Floopy) như IBM, NEC. Bạn nào ở nước ngoài thì rõ sướng vì mấy cái
này bán trên ebay có 6,7$ đắt nhất chỉ 10$ 1 cái. Bạn nào ở VN thì chịu
khó đi mượn vậy. Những công ty phần cứng chắc chắn vẫn có loại USB
Floopy này. Đĩa mềm thì dễ kiếm, trên đường Bùi Thị Xuân vẫn còn bán,
mua lẻ 8 ngàn/1 cái. Kiếm được 1 cái USB - Floopy là coi như ngon rồi
1. Down file zip đính kèm ở dưới về, extract ra sẽ thấy file crisis.exe ,
chạy file này, chọn write on floopy. Có thể chọn format nếu muốn format
cái đĩa mềm. Xong bước 1, bạn sẽ có 1 cái đĩa mềm có 3 file:
phlash16.exe, bios.wph, minidos.sys.
2. Down bios trên mạng của Laptop về, lấy file ABCXYZ.wph sửa thành bios.wph, copy file này đè lên file mặc định trong đĩa mềm.
3.Copy file autoexec.bat vào đĩa mềm (nằm trong file zip). Bỏ đĩa mềm vào ổ và cắm usb-floopy vào máy.
4. Nhấn Fn-Esc với máy Acer, Fn - B, Windows-B với máy HP và các máy
khác, rồi bật nút Power. Lưu ý là giữ 2 phím tắt đấy trước rồi mới bật
nút power. Lúc này máy sẽ rơi vào trạng thái recovery. Đặc trưng là máy
sẽ không mở đc ổ CD và ổ mềm bắt đầu sáng, nghe tiếng đọc đĩa kẹt kẹt.
Đợi cho đèn đĩa mềm tắt, sau đó chừng 3 phút, máy sẽ tự khởi động lại,
lúc này nếu vận may đến chúng ta sẽ thấy bios đã đc khôi phục, máy chạy
ngon lành
còn nếu như không được thì phải thử lại
Các lý do có thể xảy ra:
- Bấm nhầm tổ hợp phím làm máy ko rơi đc vào trạng thái recovery. Với
máy Acer chắc chắn là Fn + Esc, HP là Fn-B hoặc windows B. Các hãng khác
nếu dùng tổ hợp phím trên không được thì cố search google ra.
- Đĩa mềm làm không đúng. Máy rơi vào trạng thái recovery nhưng ổ mềm sáng chút xíu rồi tắt -> làm lại đĩa mềm.
- Quá trình phục hồi thành công, máy tự khởi động lại nhưng màn hình vẫn
đen ngòm -> bios.wph down không đúng, hoặc file Autoexec.bat chưa
copy qua, hoặc nội dung file Autoexec.bat bị thay đổi. Nội dung File
Autoexec.bat phải chứa đoạn mã: PHLASH16 /mode=3 /x bios.WPH
Post bài này anh em đọc cho vui vậy thôi chứ trường hợp hỏng bios kiểu này xui lắm mới bị.
[You must be registered and logged in to see this link.]