TIN HỌC ỨNG DỤNG 2 - K11
Bạn hãy đăng ký làm thành viên để có thể xem các thông tin trong lớp và viết bài trong diễn đàn.

Không những thế, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của diễn đàn nhiều hơn.
TIN HỌC ỨNG DỤNG 2 - K11
Bạn hãy đăng ký làm thành viên để có thể xem các thông tin trong lớp và viết bài trong diễn đàn.

Không những thế, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của diễn đàn nhiều hơn.
Change background image
TIN HỌC ỨNG DỤNG 2 - K11

Khoa CNTT - ĐH Công nghiệp Hà Nội


Go downMessage [Page 1 of 1]

© FMvi.vn

30/8/2010, 20:05
MinhTuan
MinhTuan

Admin


Các lệnh trong C++:

* Lệnh gán: Có dạng Tên_Biến = Biểu_thức;


- Có chức năng lấy giá trị của biểu_thức gán cho tên_biến. Dấu = là kí hiệu cho toán tử gán.
VD: a=5;
Có nghĩa là gán giá trị nguyên 5 cho biến a. Vế trái bắt buộc phải là
một biến còn vế phải có thể là bất kỳ hằng, biến hay kết quả của một
biểu thức.

- Chú ý: Cần phải nhấn mạnh rằng toán tử gán luôn được thực hiện từ trái sang phải và không bao giờ đảo ngược


VD: a=b;
Có nghĩ là gán giá trị của biến a bằng giá trị đang chứa trong biến b
và chỉ gán giá trị của b cho a và sự thay đổi của b sau đó sẽ không
ảnh hưởng đến giá trị của a.

Lệnh khối: Là dãy các câu lệnh được đặt trong cặp dấu ngoặc nhọn { }.


- Chú ý:
+Trong khối lệnh có thể chứa các khối lệnh khác (Gọi là lồng nhau).
+Các biến khai báo trong khối chỉ có tác dụng trong khối đó (gọi là biến cục bộ).
+Các lệnh khối thường sử dụng trong các lệnh if, for, while, do ...

Lệnh điều kiện (rẽ nhánh):


Cấu trúc: if();
[else];
Lệnh thực hiện lệnh _1 nếu thỏa mãn điều kiện còn không thì
thực hiện lệnh_2. con không sẽ thực hiện lênh_2 nếu có else.

* Cấu trúc if, if ... else



- Lệnh if:


Cú pháp cấu trúc:
If(biểu thức điều kiện)
Lệnh_1;

Cách thực hiện: nếu BTDK có giá trị đúng (khác 0) thì thực
hiện lệnh_1, nếu sai (bằng 0) thì thực hiện lệnh tiếp theo sau
dấu ; (Bỏ qua lệnh_1).



- Lệnh if ... else:


If(biểu thức điều kiện)
Lệnh_1
Else
Lệnh_2;

Cách thực hiện: nếu biểu thức điều kiện có giá trị đúng(khac
0) thì thực hiện lệnh_1, nếu sai (bằng 0) thì thực hiện lệnh
bỏ qua lệnh_2.



- lệnh switch: cung cấp phương thức lựa chọn giữa một tập các khả năng dựatrên giá trị của biểu thức.


Cú pháp cấu trúc:
Switch(biểu thức)
{
Case giá_trị_1: lệnh_1;[break;]
Case giá_trị_2: lệnh_2;[break;]
...
Case giá_trị_n: lệnh_n;[break;]
[default: lệnh_n+1;[break;]]
}
Trong đó các phần trong cặp [] là tùy chọn, có thể có hay không. Biểu thức phải là kiểu int hoặc char.

Cách thực hiện:


Câu lệnh switch ban đầu sẽ tính giá trị của biểu_thức, sau đó
so sánh với các giá_trị_k với k=1, 2, 3, ... ,n đứng sau case.
Xảy ra 2 trường hợp:
- nếu trong dãy các giá trị giá_trị_1, giá_trị_2, ... tồn tại
giá trị bằng biểu_thức.Gọi i là chỉ số của giá trị đầu
tiêntrong dãy thỏa mãn giá_trị_i bằng biểu thức, khi đó lệnh_i
sẽ được thực hiện.sau khi thực hiện xong lệnh_i, nếu có lệnh
break thì chương trình sẽ chuyển sang thực hiện lệnh tiếp sau
cấu trúc switch. Nếu không có lệnh break thì chương trình sẽ
chuyển sang thực hiện các lệnh sâu lệnh_i nằm trong swich (tức
là lệnh_i+1, lệnh_i+2 ... ) cho đến khi gặplệnh break đấu tiên
hoặc sau khi thực hiện xong lệnh n. sau đó chương trình sẽ
chuyển sang thực hiện lệnh tiếp theo sau cấu trúc switch.
- Nếu không tồn tại giá_trị_k (với k= 1, 2, 3, ... n) nào bằng giá trị của biểu_thức thì sẽ có 2 khả năng:
+Nếu có nhãn default: chương trình sẽ thực hiện lệnh_n+1 rồi
chuyển sang thực hiện lệnh tiếp theo sau cấu trúc switch.
+Nếu không có nhãn default: chương trình chuyển sang thực hiện lệnh tiếp theo sau cấu trúc switch.

* cấu trúc lặp:


-lệnh lặp for:
Dạnh for([biểu_thức_1];[biểu_thức_2];[biểu_thức_3])
Lệnh_1;
-cách thực hiện:
Bước 1: thực hiện biểu_thức_1. chuyển sang bước 2.
Bước 2: kiểm tra giá trị biểu_thức_2. nếu giá trị khác 0
(Đúng) chuyển sang bước 3. nếu giá trị bằng 0 (Sai) chuyển sang
bước 5.
Bước 3: thực hiện lệnh_1. chuyển sang Bước 4.
Bước 4: thực hiện biểu_thức_3. chuyển sang bước 2.
Bước 5: kết thúc lệnh lặp for.

-lệnh lặp while


+cú pháp: while (Biểu_thức)
Lệnh_1;
+cách thực hiện:
Bước 1: kiểm tra giá trị biểu_thức. Nếu giá trị khác 0 (Đúng)
chuyển sang bước 2. nếu giá trị bằng 0 (sai) chuyển sang bước
3.
Bước 2: thực hiện lệnh_1. chuyển sang bước 1.
Bước 3: kết thúc lệnh lặp while.

-lệnh lặp do ... while:


+Cú pháp:
Do
Lệnh_1;
While (Biểu_thức);
+cách thực hiện:
Bước 1: thực hiện lệnh_1. chuyển sang bước 2.
Bước 2: kiểm tra giá trị biểu_thức. Nếu giá trị khác 0 (Đúng)
chuyển sang bước 1. nếu giá trị bằng 0 (Sai) chuyển sang bước
3.

Bước 3 kết thúc lệnh lặp do ... while.





- lệnh continue:
+Lệnh continue dừng lần lặp hiện tại của một vòng lặp và nhảy tới lần
lặp kế tiếp. Nó áp dụng tức thì cho vòng lặp gần với lệnh continue. Sử
dụng lệnh continue bên ngoài vòng lặp là lỗi.
+Trong vòng lặp while và vòng lặp do-while, vòng lặp kế tiếp mở đầu từ
điều kiện lặp. Trong vòng lặp for, lần lặp kế tiếp khởi đầu từ biểu thức
thứ ba của vòng lặp.

- lệnh break:


+ Lệnh break có thể xuất hiện bên trong vòng lặp (while, do, hay for) hoặc một lệnh switch.
+ Nó gây ra bước nhảy ra bên ngoài những lệnh này và vì thế kết thúc
chúng. Giống như lệnh continue, lệnh break chỉ áp dụng cho vòng lặp hoặc
lệnh switch gần nó.
+ Sử dụng lệnh break bên ngoài vòng lặp hay lệnh switch là lỗi.

- lệnh goto:


+Lệnh goto cung cấp mức thấp nhất cho việc nhảy.
+Nó có hình thức chung là:
goto nhãn;
+trong đó nhãn là một định danh được dùng để đánh dấu đích cần nhảy tới.
Nhãn cần được theo sau bởi một dấu hai chấm (và xuất hiện trước một
lệnh bên trong hàm như chính lệnh goto).

- lệnh return:


+ Lệnh return cho phép một hàm trả về một giá trị cho thành phần gọi nó.
+Nó có hình thức tổng quát:
return biểu_thức;
+trong đó biểu thức chỉ rõ giá trị được trả về bởi hàm. Kiểu của giá trị
này nên hợp với kiểu của hàm. Trường hợp kiểu trả về của hàm là void,
biểu thức nên rỗng:
return;
http://my.opera.com/anhlavip12a4/blog/

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà MinhTuan
Trả lời nhanh
30/8/2010, 20:18
BuiLien
BuiLien

Member

Sách giáo khoa!

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà BuiLien
Trả lời nhanh
30/8/2010, 20:18
HoangCuong
HoangCuong

Member

Admin nên làm một số bài C++ mà cô giáo cho ấy up file .txt lên làm phao Các lệnh trong C++: 390957 Các lệnh trong C++: 390957Các lệnh trong C++: 390957Các lệnh trong C++: 390957Các lệnh trong C++: 390957Các lệnh trong C++: 390957Các lệnh trong C++: 390957Các lệnh trong C++: 390957Các lệnh trong C++: 390957Các lệnh trong C++: 390957Các lệnh trong C++: 390957Các lệnh trong C++: 390957

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà HoangCuong
Trả lời nhanh
30/8/2010, 20:20
HoangCuong
HoangCuong

Member

Spam để lên chức đây mà Các lệnh trong C++: 989809 Nhưng được cái tổng hợp AE đỡ phải tìm Các lệnh trong C++: 8898

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà HoangCuong
Trả lời nhanh
31/8/2010, 22:56
TaiChat
TaiChat

V.I.P

có khác gì trong SGK đâu

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà TaiChat
Trả lời nhanh
1/9/2010, 11:33
MinhTuan
MinhTuan

Admin

Khong khác sách giáo khoa, rút gọn bớt rùi, tóm lại toàn ý chính cho các bác dễ nhớ, khổ thân em, mãi không nhớ được Các lệnh trong C++: 545753 Các lệnh trong C++: 545753 Các lệnh trong C++: 545753 Các lệnh trong C++: 545753 Các lệnh trong C++: 545753 đã ngắn vậy mà....
http://my.opera.com/anhlavip12a4/blog/

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà MinhTuan
Trả lời nhanh

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Sponsored content
Trả lời nhanh

Back to topMessage [Page 1 of 1]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    You cannot reply to topics in this forum