TIN HỌC ỨNG DỤNG 2 - K11
Bạn hãy đăng ký làm thành viên để có thể xem các thông tin trong lớp và viết bài trong diễn đàn.

Không những thế, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của diễn đàn nhiều hơn.
TIN HỌC ỨNG DỤNG 2 - K11
Bạn hãy đăng ký làm thành viên để có thể xem các thông tin trong lớp và viết bài trong diễn đàn.

Không những thế, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của diễn đàn nhiều hơn.
Change background image
TIN HỌC ỨNG DỤNG 2 - K11

Khoa CNTT - ĐH Công nghiệp Hà Nội


Go downMessage [Page 1 of 1]

© FMvi.vn

25/8/2011, 11:34
TaiChat
TaiChat

V.I.P

Chúng ta sẽ lấy CPU Phenom II X6 1055T ra làm quân xanh tập luyện trong bài viết này.

Sau đây là hình ảnh của CPU 6 nhân Phenom II X6 1055T này:
Hướng dẫn OC chip AMD thế hệ socket AM3 AMD%20Phenom%20II%20X6-1055T
Một số khái niệm cơ bản cần nắm vững
Tốc độ CPU hay (tần số xung đồng hồ= clock frequency): Đại lượng này như cái tên rất là dễ hiểu đúng không nào, nó là tốc độ của CPU và (nếu cùng 1 kiến trúc) thì đây là đại lượng chứng tỏ sức mạnh yếu của các CPU.

Tốc độ CPU trong chế độ Turbo mode. Đây là tốc độ của CPU khi CPU X6 chỉ sử dụng một phần công suất ( từ 3 nhân trở xuống). Thông thường chỉ có các CPU X6 mới có chế độ này, và tốc độ khi CPU ở Turbo mode thường cao hơn so với tốc độ cao nhất mặc định ( thêm 400MHz hoặc 500MHz nữa).


Tần số băng thông HyperTransport hay còn gọi là tốc độ bus HT: Tuyến bus này nối giữa CPU với các thành phần khác (chipset ...). Đối với các CPU Phenom II X6 hay Phenom II X4, Athlon II... dùng HyperTransport 3.0 với tốc độ thông thường mặc định là : 4000MHz hay 4000MT/s( mega transfer per second).

Tốc độ của chip cầu Bắc (North Bridge) tích hợp trong CPU: Đây là tốc độ của CAche L3 bên trong bộ vi xử lý và cũng là tốc độ của bộ điều khiển bộ nhớ. Thông thường đối với CPU Phenom II và Athlon II tốc độ này mặc định là : 4000MHz

Tốc độ bộ nhớ: Đây là thông số cơ bản của bộ nhớ RAm đấy. Đối với các CPU AMD Phenom II, Athlon II, nó có thể chạy được tốt trên cả DDR2 và DDR3 SDRAM với các tốc độ có thể là: 800, 1067, 1333 hay 1600MHz .v.v..


5 thành phần tốc độ ( hay tần số xung đồng hồ) này: đều được tạo thành bởi 2 đại lượng theo công thức:
Tốc độ = Tần số chuẩn ( Base Clock) X hệ số nhân

Lưu ý: 5 thành phần tốc độ trên có hệ số nhân khác nhau và độc lập.
Tần số chuẩn Base Clock : mặc định = 200MHz.

Ta sẽ có công thức thành lập 5 tốc độ trên:

English for your reference in Bios
(1) [CPU frequency] = [CPU multiplier] x [Base clock];
(2) [CPU Turbo frequency] = [CPU Turbo multiplier] x [Base clock];
(3) [HT frequency] = [HT multiplier] x [Base clock];
(4) [NB frequency] = [NB multiplier] x [Base clock];
(5) [Memory frequency] = [Mem multiplier] x [Base clock]
Tiếng Việt để giải thích:

[Tốc độ CPU] = [hệ số nhân CPU] x [ tốc độ chuẩn]
[tốc độ CPU trong Turbo mode] = [hệ số nhân Turbo mode] x [ tốc độ chuẩn]
[tốc độ HT bus] = [ hệ số nhân HT] x [ Tốc độ chuẩn]
[Tốc độ cầu bắc NB] = [ Hệ số nhân NT] x [tốc độ chuẩn]
[tốc độ bộ nhớ RAm] = [ hế số nhân Ram] x [ tốc độ chuẩn]
Vậy thì 1 câu hỏi đặt ra là chúng ta đã xác định được các đại lượng ở trên hết chưa để hiểu rõ hơn về các tốc độ và thông số ghi trên CPU ?

Chúng ta tiếp tục tìm hiểu nhé:

Ở đây ta sẽ lấy CPU Phenom II X6 1055T ra làm ví dụ

1) Tốc độ CPU: Trên vỏ hộp rõ ràng ghi là 2800MHz .
Đây chính là tốc độ CPU = 2800MHz.
Ta cũng biết là Tốc độ chuẩn luôn luôn = 200MHz
==> Dễ dàng biết được Hệ số nhân CPU = 2800/200 = 14 .
Hệ số nhân này là cao nhất cố định và chỉ có thể thay đổi xuống, ko thể thay đổi lên đối với các dòng CPU thông thường ( ko phải Black Edition).
Vậy với X6 1055T :
CPU Fre = 2800MHz = 14 x 200MHz
Một cách tương tự để bạn xác định tốc độ, hay hệ số nhân (HSN) của các CPU khác.

2) Tốc độ CPU trong Turbo mode: Hiện nay Turbo Core chỉ xuất hiện trên các CPU X6. Trên vỏ hộp ghi rõ ràng là: Turbo : 3300MHz.
Đây chính là tốc độ CPU ở Turbo Mode: = 3300MHz
==> Hệ số nhân của CPU Turbo mode = 3300 / 200 = 16.5
Đây là hệ số nhân của chế độ Turbo và nó là cố định.

3)Tốc độ Bus: Tốc độ Bus của X6 1055T như đã nói ở trên: mặc định là
4000MHz( full duplex) hay 2000MHz( half duplex) ( Full duplex là song công: nghĩa là tính cả đường lên và đường xuống, Half duplex : là bán song công nghĩa là chỉ tính 1 đường lên hoặc xuống thôi, cái này được quy định tùy theo bo mạc chủ. Các bạn chỉ cần lưu ý: CPU liên kết với các chipset phía dưới bằng 2 đường lên xuống độc lập, và mỗi tuyến đường này ( bus) có độ rộng là 2000MHz, 1 tuyến đi lên, và 1 tuyến đi xuống. Vậy ta cố tổng độ rộng của tuyến nối liền CPU Và chipset là 4000MHz, các bạn đã hiểu rõ chưa )

==> Hệ số nhân HT = 4000MHz / 200MHz = 20 ( đối với main ghi theo kiểu full duplex)
hoặc = 2000MHz/ 200MHz = 10 ( đối với main ghi theo kiểu half duplex)

4) Tốc độ cầu bắc: Đối với các CPU Athlon II, Phenom II.
Tốc độ này mặc định bằng: 4000MHz ( full duplex) hoặc 2000MHz( half duplex).

Vậy HSN NB == 4000/200 = 20 ( full duplex) hoặc 2000/200 = 10 ( half duplex).

5) Tốc độ RAm: Cái này dễ nhất đúng ko.

Ví dụ: bạn sử dụng Ram DDR2 bus 800MHz.

thì tốc độ RAm của bạn = 800MHz.
Tốc độ chuẩn là: 200MHz.

==> HSN bộ nhớ sẽ là: 800/ 200 = 4.

Vì sao ta phỉa biết các xác định các đại lượng này, bởi vì như theo 5 công thức ở trên, ta muốn thay đổi tốc độ của 5 thành phần trên, ta buộc phải thay đổi giá trị của các đại lượng tạo ra 5 phần phần tốc độ ở trên. Đó là lý do ta cần phải hiểu rõ từng thông số 1.
Có một điểm cần lưu ý một chú là khi các bạn ép xung thì thay đổi các thông số trên để thay đổi tốc độ của 5 thành phần trên.

Tuy nhiên không nên tăng Tốc độ HT BUS cao hơn tốc độ của Cầu Bắc NB. lưu ý nhé

Lý thuyết đủ rồi đi vào thực tế thôi:

Ta sẽ sử dụng hệ thống gồm: CPU Phenom II X6 1055T, Dùng DDR3 1333MHz và bo mạch chủ Asus 890GX để tiến hành thực hành thôi. ( mainboard Asus ghi theo kiểu Half duplex nhé)

Ta sẽ có 5 công thức ở trên trong trường hợp cụ thể này sẽ là:

(1) [CPU frequency]: 2800 MHz = 14.0 x 200 MHz;
(2) [CPU Turbo frequency]: 3300 MHz = 16.5 x 200 MHz;
(3) [HT frequency]: 2000 MHz = 10 x 200 MHz;
(4) [NB frequency]: 2000 MHz = 10 x 200 MHz;
(5) [Memory frequency]: 1333 MHz = 6.67 x 200 MHz.

Trên Bios củ bo mạch chủ các thông số này sẽ được nhận ra như sau:
Hướng dẫn OC chip AMD thế hệ socket AM3 Untitled
Sau khi nghiên cứu qua thông số kỹ thuật của các phần cứng xong, ta sẽ bắt đầu nghiên cứu cơ bản về ép xung ( overclock và underclock) , thực tế theo mình thì ép xung thì có thể là ép lên hoặc ép xuống. Ép lên để tăng tốc độ ( dẫn theo tăng nhiệt và tăng điện), ép xuống để giảm tốc độ ( kéo theo giảm nhiệt và giảm điện). Mỗi các ép đều có hiệu quả riêng. Do đó chúng ta tạm thời ghi nhận ép xung là cả Overclock và Underclock.

Bây giờ nhìn lại 1 lần nữa Công thức nhé:

(1)[CPU frequency]: 2800 MHz = 14.0 x 200 MHz;
(2)[CPU Turbo frequency]: 3300 MHz = 16.5 x 200 MHz;
(3)[HT frequency]: 2000 MHz = 10 x 200 MHz;
(4)[NB frequency]: 2000 MHz = 10 x 200 MHz;
(5)[Memory frequency]: 1333 MHz = 6.67 x 200 MHz

Bây giờ ta muốn Ép cái gì đây ?

Ép xung CPU ? Ta thay đổi Công thức số 1: đúng ko nào? Bằng cách nào?

Có 2 cách:

Cách 1: là thay đổi hệ số nhân. Tuy nhiên lưu ý là các CPU Black Edition thì mới có thể tăng Hệ Số Nhân, còn các CPU thông thường thì ko thể tăng HSN.
Như vậy muốn OC CPU thông thường bằng HSN là bất khả thi, nhưng UC nó thì vô tư.

Cách 2 : là thay đổi tốc độ chuẩn( Base Clock): Mặc định nó là 200MHz, giờ muốn tăng lên thì ta tăng nó lên 230MHz, hay 250MHz.

Lúc đó sẽ như thế nào?===> Sẽ như thế này này:

[CPU frequency]: 3500 MHz = 14.0 x 250 MHz

Như vậy là ta đã ép xung X6 1055T từ 2.8GHz thành 3.5 GHz rồi đấy.

Tuy nhiên lưu ý nào: Tốc độ chuẩn hay Base Clock là 1 tiêu chuẩn mà 5 thành phần trên lấy làm chuẩn để nhân lên, do đó khi thay đổi Base Clock thì sẽ kéo theo 5 thành phần trên tăng theo hết.


Và kết quả sẽ là:
[CPU frequency]: 3500 MHz = 14.0 x 250 MHz;
[CPU Turbo frequency]: 4125 MHz = 16.5 x 250 MHz;
[HT frequency]: 2500 MHz = 10 x 250 MHz;
[NB frequency]: 2500 MHz = 10 x 250 MHz;
[Memory frequency]: 1667 MHz = 6.67 x 250 MHz.

Chà thay đổi 1 thông số thôi mà cả 5 tốc độ trên đều tăng lên hết, ảnh hưởng dữ quá ta. Vậy ép xung dễ ẹc nhĩ. =)). Cho nó từ 200 ===> 500 hay 10000MHz luôn cho máy nó chạy như tên lửa luôn nhey. Mọi chuyển ko đơn giản như vậy đâu. Hạ hồi phân giải.
Trước khi đi vào hạ hồi phân giải cái OC kia.
nói tiếp về các lưu ý cách OC 4 thành phần tốc độ kia luôn đã nhé.

(2) [CPU Turbo frequency]: 3300 MHz = 16.5 x 200 MHz;

Thay đổi công thức thứ 2 chính là thay đổi tốc độ của CPU khi ở Turbo mode.
Tuy nhiên với công thức này, ta cũng chỉ có thể thay đổi Base Clock lên cao để nó tăng tốc độ CPU Turbo mà thôi, ko thể thay đổi HSN Turbo ngay cả đối với các dòng CPU Black Edition.

Công thức thứ 3:
(3) [HT frequency]: 2000 MHz = 10 x 200 MHz;

Nó ko phải là tốc độ CPU hay gì cả mà là ( tự xem lại định nghĩa ở trên đi, lười giải thích quá) , Tăng nó sẽ làm cho tuyến bus của hệ thống rộng ra, nhanh hơn và tốc độ kết nối các thiết bị I/O, chipset nhanh hơn, hiệu quả khá là đáng kể nếu máy tính sử dụng nhiều VGA với chế độ Crossfire X hay SLI.

Với tốc độ Bus này: Chúng ta có thể thay đổi cả 2 thông số dễ dàng. tùy thích. ( quan trọng là bo mạch chủ có cho chỉnh ko ). Nhưng lưu ý là tốc độ HT BUS không nên cao hơn tốc độ NB nhé.

Công thức thứ 4:

(4)[NB frequency]: 2000 MHz = 10 x 200 MHz;

Đối với AMD cái này cũng quan trọng cực kì nè: Đây là tốc độ của CAche L3 và của các bộ điều khiển bộ nhớ tích hợp luôn. Vì thế tăng NB sẽ kéo theo tốc độ đọc ghi RAm tăng đáng kể, và tốc độ L3 cache tăng đáng kể, sẽ giúp CPU tăng tốc kha khá.

Với Bus NB này cũng có thể thay đổi cả 2 thông số.

Công thức thứ 5:

(5)[Memory frequency]: 1333 MHz = 6.67 x 200 MHz.

Tốc độ RAm: tăng tốc nó thì bạn sẽ có khả năng đọc ghi dữ liệu nhanh hơn nhiều, ở đây chúng ta cũng có thể tăng giảm cả 2 thông số dễ dàng.

Với ép xung Ram còn có 1 điểm lưu ý nữa là ngoài tốc độ Ram ra, RAm còn có thể tăng tốc bởi timing hay còn gọi là định thời Ram. Vì sao lại thể ( giải thích đơn giản là vì: Ram ta xài là DRam hay Dynamic Ram ,nghĩa là Ram động, dữ liệu (data) được lưu trên các bit địa chỉ khác nhau trên chip Ram và dữ liệu này được refresh liên tục với sự duy trì của trạng thái dòng điện trong chip DRAM, timing là tốc độ tần số của những lần refresh dữ liệu này, đại lượng này cũng giúp cho Ram có khả năng đọc ghi nhanh hơn, vì dữ liệu được refresh nhanh hơn luân chuyển nhanh hơn)

Vì sao phải biết tác dụng của 4 tốc độ kia? => Để biết mình cần tăng gì khi ép xung để mang lại kết quả mà mình cần cho hệ thống nhất
Xong bây giờ ta quay lại câu hỏi muôn thưở.
Vậy Ép xung hay OC lên được đến mức nào, có lên đến vô hạn được không ?

Câu trả lời theo lý thuyết là Được, Với các điều kiện lý tưởng: Vật liệu siêu dẫn, không điện trở, môi trường chân không .v.v... thì cứ công thức như thế mà tính toán .

Nhưng thực tế với điều kiện bình thường thì cái gì cũng phải có giới hạn.

Ép xung cũng vậy, không thể tăng tốc độ của CPU hay các thông số khác lên mãi được, do hạn chế về vấn đề vật lý, các tốc độ này luôn có một giới hạn nhất định. Nếu các bạn ép nó quá giới hạn của nó, nó sẽ Fail, hư hỏng cháy nổ hoặc không lên được nữa....

Và chúng ta ép xung hay OC là để tăng cao hết khả năng của CPU hay các thành phần trong điều kiện cho phép và hệ thống hoạt động bình thường với độ ổn định cao nhất có thể.

Chúng ta đều biết là CPU hay các thiết bị khác đều chạy bằng điện đúng không nào?

Vậy khi tăng tốc lên như vậy tất nhiên là CPU hay các thiết bị cũng cần 1 nguồn năng lượng cao hơn để chạy nhanh hơn đúng không nào.

Chính vì thế khi OC, các bạn luôn cần phải chú ý đến việc tăng giảm điện áp cho CPU và các thành phần.

Tất nhiên nếu không cần tăng điện áp mà CPU vẫn có thể OC cao thì quá tuyệt. Vì tăng điện lên đồng nghĩa với công suất CPU sẽ tăng cao, CPU sẽ tỏa nhiệt nhiều hơn, nóng hơn và sẽ rất dễ mất ổn định.

Nên trước hết, các bạn muốn thử ép xung OC, thì chúng ta cứ từ từ thay đổi Base Clock lên từng nấc 1 ( có thể là 5MHz hay 10MHz) sau đó chạy kiểm tra thử mà, nếu ok thì chưa cần tăng điện áp làm gì. Nhưng nếu Fail thì tăng cho nó tí điện áp và thử lại.


Về Phần điện áp, để đơn giản hóa chỉ dẫn ép xung này:

Mình sẽ chỉ cho bạn 3 thông số điện áp cơ bản nhất liên quan nhiều nhất đến vấn đề ép xung:

Đó chính là:

Processor core voltage Điện thế nhân CPU: Đây là điện áp của các nhân CPU. Giá trị mặc định của thông số này là khác nhau tùy theo loại CPU. Chúng ta cần biết giá trị mặc định này để tăng giảm cho hợp lí. Và lời khuyên của mình là các bạn google trước để biết thông số điện áp mặc định này. Đối với các CPU AMD Athlon II và Phenom II, chúng ta có thể tăng điện áp này lên đến 1.4V- 1.55V khi tiến hành ép xung với tản nhiệt khí, và tăng nhiều hơn nữa 1.7V-2V khi ép xung bằng tản nhiệt nito lỏng.

Voltage of the North Bridge built into the processor: Điện thế của Cầu bắc: Đây là điện thế của chip cầu bắc bên trong CPU, thông thường nó luôn có giá trị là: 1.15V. Khi các bạn tăng tốc độ NB thì các bạn cũng nên tăng điện thế này để CPU ổn định hơn.


Memory voltage Điện thế RAm:: Đây là thông số ảnh hưởng ko trực tiếp đến việc OC CPU, tuy nhiên nó sẽ làm cho hệ thống đọc ghi RAm nhanh hơn khi ép xung bộ nhớ lên cao. Thông thường với DDR2 con số này nằm ở: 1.8V- 2.0V mặc định, đối với DDR3 con số này nằm ở: 1.5V- 1.65V mặc định. Các bạn tăng điện thế cho RAm cẩn thận từng nấc 1 nhé. Vì nó rất dễ kill thanh Ram của bạn đấy

3 thông số điện này trong Main Asus như sau:
Hướng dẫn OC chip AMD thế hệ socket AM3 Untitled1
Các bước cơ bản tiến hành ép xung

Sau khi đã biết đầy đủ thông số về CPU và các thành phần liên quan.
Chúng ta bắt tay vào thực hành ép xung.

Ở đây hệ thống chúng ta sử dụng sẽ là:

CPU: Phenom II X6 1055T
Mainboard: ASUS M4A89GTD PRO/USB3
RAm: 2 x2GB DDR3 bus 1600MHz
Tản nhiệt khí.
Nguồn: Cooler Master Silent Pro 700W.

ĐẦu tiên chúng ta tiến hành ép xung CPU thử mà không cần tăng điện áp CPU.

Chúng ta sẽ xem kết quả trước, sau đó mình sẽ chỉ ra mình sẽ làm cách nào để đạt kết quả ấy.

Kết quả đạt được là:
Hướng dẫn OC chip AMD thế hệ socket AM3 Untitled3
Các bạn có thể thấy chúng ta thay đổi : Tốc độ chuẩn Base Clock từ 200MHz lên 265MHz . Và từ đó tốc độ CPU cũng tăng lên: 3 700MHz.

Điện thế vẫn giữ là AUTO ( mặc định của Phenom II X6 1055T là 1.35V).

Để giúp CPU ổn định hơn, ta đã giảm HSN của HT bus và NB xuống còn 8 ( half duplex) . Và sau khi tăng base clock thì tốc độc của HT bus và NB đều là: 2127 MHz

RAm cũng là yếu tố quan trọng. Nếu để mặc định Tốc độ RAm 1600MHz= HSN RAM : 8 x Base Clock 200MHz. Nếu tăng base clock lên 265MHz: ta sẽ có:
Tốc độ RAm = 2120 MHz = 8 * 265. Con số đó là quá cao với khả năng của RAM chúng ta. Nhất là khi chúng ta cũng chưa chỉnh thêm điện áp cho RAm mà đang để AUto. Vì thế ta giảm HSN của RAm xuống còn: 5.33. Để Ram có thể chạy ổn định, giúp hệ thống chạy ổn định hơn. Kết quả là:
tốc độ RAm= 5.33 X 265 ~1418Mhz / 2 = 709 MHz như trong hình CPUz đã thấy.

Sau khi đã ép xung ( thay đổi thông số trong Bios xong) ta boot vào Windows và kiểm tra hệ thống ổn định hay không bằng cách chạy các chương trình stress máy như Linx hay Prime95 hay Orthos, hay OCCT để kiểm tra tính ổn định của máy. Nếu chạy vài giờ đồng hồ liên tục mà máy vẫn ổn định thì hoàn toàn có thể yên tâm về mức tinh chỉnh đó. Và bắt tay vào chinh phục mức cao hơn.
Nhưng nói đi nói lại các bạn chú ý đến lưu ý đầu tiên là:
Khả năng ép xung của CPU và các linh kiện không giống nhau
Lưu ý thứ 2 là: Mục đích cuối cùng của OC là có hệ thống mới nhanh hơn, mạnh hơn và chạy ổn định.

Để đạt được việc này thì ngoài việc ép xung CPU, chúng ta còn phải tăng thêm 1 số thông số tốc độ khác. Ở đây cụ thể là HT Bus và tốc độ NB.

Khi tăng tốc độ của HT Bus và NB thì cũng sẽ dấn đến CPU khó ổn định hơn. Do đó sẽ càng khó khăn cho các bạn để kiểm soát độ ổn định của hệ thống.

Kinh nghiệm của mình là: Với CPU AMD hiện giờ, nếu ko chỉnh điện, chỉ nên ép tốc độ HT bus và NB lên không quá 2200MHz.

Với công thức thứ 2, thứ 3 ở trên các bạn biết phải làm gì rồi đúng ko nào.

Khi ta OC ta đã tăng Base Clock, vậy muốn duy trì HT Bus và NB đừng lên cao quá, ta sẽ phải giảm HSN của 2 thông số trên xuống. Sao cho tốc độ của nó <2200MHz. ( Trước khi Oc, lôi máy tính CALC ra bấm nhân chia để đạt được số mong muốn)

Tương tự điều đó với việc tinh chỉnh RAM khi các bạn chưa tăng giảm điện thế RAM. CÁc bạn phải khống chế sao cho tốc độ Ram không được vượt quá tốc độ mặc định hoặc +10% so với tốc độ mặc định. (cách nhanh nhất là Hạ HSN của RAm xuống như ví dụ trên hoặc khóa cố định tốc độ RAm tại tốc độ mặc định)
ột trong những kinh nghiệm nữa là việc mức điện áp của CPU để hoạt động tốt trong từng trường hợp ép xung:
Sau khi chích cho CPU 1 tí điện ta có kết quả khả quan hơn rất nhiều như sau:
Hướng dẫn OC chip AMD thế hệ socket AM3 Untitled4
ưới đây là bảng điện áp"kinh nghiệm khi OC bằng tản nhiệt khí: theo thực tế của các thành viên Xtremesystem đóng góp: ( 24/7 Là OC để chạy hằng ngày,
Benchmark voltage : là OC để bench điểm,
Suicide voltage: Hay còn gọi là OC liều mạng <--tự hiểu)
Và unsafe voltage : Là mưc điện áp không an toàn, CPU sẽ tự giảm tốc khi gặp đk này hoặc sẽ fail ko lên nữa)

Thuban (6 core) * Phenom II X6
- 24/7 voltage = 1.475-1.52v
- benchmarking voltage = 1.55v
- suicide voltage = 1.575v
- unsafe voltage, will degrade = 1.6v+

Deneb (4 core)* Phenom II X4
- 24/7 voltage = 1.50-1.55v
- benchmarking voltage = 1.55-1.60v
- suicide voltage = 1.625v
- unsafe voltage, will degrade = 1.65-1.7v+

Heka (3 core)* Athlon II X3
- 24/7 voltage = 1.50v-1.55v
- benchmarking voltage = 1.55v-1.60v
- suicide voltage = 1.625v
- unsafe voltage, will degrade = 1.65-1.7v+

Callisto (2 core)* Phenom II X2
- 24/7 voltage = 1.50v-1.55v
- benchmarking voltage = 1.55v-1.60v
- suicide voltage = 1.625v
- unsafe voltage, will degrade = 1.65v-1.70v+

Regor (2 core Athlon II)* Athlon II X2
- 24/7 voltage = 1.50v-1.55v
- benchmarking voltage = 1.55-1.60v
- suicide voltage = 1.60v-1.625v
- unsafe voltage, will degrade = 1.625-1.675v +

Propus (4 core Athlon II)* Athlon II X4
- 24/7 voltage = 1.50-1.55v
- benchmarking voltage = 1.55-1.60v
- suicide voltage = 1.60-1.625v
- unsafe voltage, will degrade = 1.625-1.675v+

* Voltages moderately safe when CPU temperature is under 55-60c 100% load.

Dựa theo bảng điện thế trên các bạn cứ điều chỉnh tốc độ CPU ( thay đổi HSN hoặc thay đổi Base Clock) sao cho tốc độ đạt được cao nhất, với các điện thế đó, và thử kiểm tra độ ổn định của máy. Chắc chắn là sẽ đỡ mất thời gian của bạn hơn là ngồi mò mẫm từng nấc 1.


Một lưu ý nữa đó là việc tăng tốc độ của North bridge cầu bắc. Đây là tốc độ của L3 cache và bộ điều khiển RAm, chính vì thế nó cũng cho tốc độ gia tăng rất nhiều khi tiến hành ép xung. Tuy nhiên đây là thành phần nằm trong CPU nên việc tăng tốc cho nó cũng làm CPU nóng lên đáng kể và khó kiểm soát sự ổn định hơn.

theo kinh nghiệm bản thân thì với các CPU Athlon II và các Phenom II X4 stepping C3 trở về trước, chỉ nên chỉnh HT BUS = NB = 2400MHz trở xuống, và mức điện áp NB ( North Bridge Voltage) để ổn định = 1.325 V là vừa phải nhất. Nếu tăng cao quá CPU sẽ rất nóng và thiết ổn định.
Với các CPU Phenom II X4 và X6 với stepping E0, thì việc chỉnh NB = 2600MHz và mức điện áp NB = 1.35V là vừa phải nhất, thậm chí có nhiều CPU còn có khả năng tăng NB lên rất cao.
Phần OC Ép xung Ram và các lưu ý:


Thường với RAM có 3 chế độ điều chỉnh là: AUTO, Limit và Manual.

Auto: tự động điều chỉnh theo tốc độ mặc định ( tốc độ Ram mặc định chạy với CPU). Ví dụ Bạn cắm 1 thanh DDR3 1600MHz chạy với CPU X2 240 thì chế độ Auto sẽ cho Ram chạy tốc độ 1333MHz mà thôi.

Limit: Là giới hạn cho xung Ram ko vượt quá 1 trị số nào đó, tốc độ Ram vẫn tăng giảm theo Bus ( cố định HSN Ram theo mặc định ) nhưng không tăng quá trị số chặn trên.

Manual: Chỉnh bằng tay toàn bộ. Tinh chỉnh rất nhiều thông số liên quan đến RAm.

Như vậy với trường hợp mới học ép xung hoặc mới thử OC nên chỉnh theo hướng Manual hoặc Limit giá trị nào mà Ram chịu được.

Thực chất có 1 số Main không có ghi HSN mà là ghi ra tốc độ mặc định ứng với các HSN ( Các bạn phải hiểu các tốc độ mặc định này là: Base clock x HSN).

Ví dụ cụ thể: Trong Bios ECS 890GXM-A, Bạn chỉnh Memory Clock mode sang manual nhé. Sau đó dòng dưới của nó tên là: Memory Value: Bấm vào nó sẽ có 5 tùy chọn: Auto, 400MHz, 533MHz, 667MHz và 800MHz tương ứng kiểu DDRam ( Double Data rate ) thì sẽ là 800Mhz, 1066Mhz, 1333MHz hay 1600MHz và các HSN tương ứng là: 4, 5.33; 6.66; 8.

Như vậy chỉnh thông số này sẽ là chỉnh HSN Ram đấy bạn.

Bây giờ ví dụ bạn nâng Base Clock lên 250MHz, và chỉnh trị số trên là 667MHz ( tương ứng HSN = 6.66) ==> Ram của bạn sẽ chạy ở tốc độ = 250 * 6.66= 1665 MHz.
còn nếu chỉnh trị số trên là 800MHz (tương ứng HSN = 8) ==> Ram của bạn sẽ chạy ở tốc độ = 250* 8 = 2000MHz ( Liệu Ram bạn chịu nổi không ).


Về phần OC CPU và tốc độ NB: Có nhiều main sẽ ẩn trong menu Manual của mục CPU Frequency Ctrl: Bạn cần chỉnh nó sang Manual thì mới thấy được các thông số tinh chỉnh bên trong. Mặc định tùy chọn này là AUto. Khi bạn chọn sang Manual, Sẽ có 1 loạt menu mới hiện ra như:

Ví dụ cụ thể: Main ECS 890GXM-A
Sau khi chỉnh CPU Frequency Ctrl sang Manual:

một loạt menu mới hiện ra bao gồm:
CPU Frequency : x8 1600MHz <---- Đây chính là HSN của CPU. ( theo bios của ECS)
CPU Voltage : 1.55V <--- đây là điện áp của CPU.
NB Frequency: x4 800MHz <----- Đây chính là HSN của NB

Như vậy bạn điều chỉnh các thông số ở đây, Kết hợp với thông số:

CPU/ HT Reference Clock = 200MHz <--- chính là Base Clock là có thể điều chỉnh tùy ý các tốc độ cho hệ thống của mình rồi.


Đây là phần hướng dẫn về BIOS của ECS 890GXM-A do Guru3D hướng dẫn, bạn chú ý từ thời gian 1 phút 30 về sau sẽ thấy các hướng dẫn của mình.
[You must be registered and logged in to see this link.]

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà TaiChat
Trả lời nhanh

Back to topMessage [Page 1 of 1]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    You cannot reply to topics in this forum